Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Bệnh trĩ là gì ?

  • Bệnh Trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn.
  • Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
    + Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa.
    + Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau.
  • Bệnh trĩ rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.
  • Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ.
bệnh trĩ

2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ.

  • Tất cả các yếu tố gây ra tăng áp lực ổ bụng ( táo bón, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, ăn quá nhiều tiêu ớt chua cay, rượu bia làm dãn mạch máu, ngồi xổm quá lâu, mặc quần áo chật bó sát người, chửa đẻ….) đểu có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
  • Khi áp lực ổ bụng tăng,  máu trong động mạch bơm xuống hậu môn với áp lực lớn trong khi máu tại tĩnh mạch có áp lực thấp dẫn đến tình trạng không thóat máu đi được nữa , gây dãn tĩnh mạch và lâu ngày hình thành búi trĩ.

3. Triệu chứng bệnh trĩ.

Có nhiều nhưng tập trung vào 3 nhóm chính sau:
Chảy máu
  • Thể hiện ở nhiều hình thức, nhiều mức độ, không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh mới hay cũ, nặng hay nhẹ.
  • Cụ thể: dính máu theo gíây lau, dính theo phân, nhỏ giọt, thành tia… . Nhưng không có nghĩa là thành tia thì nặng hơn nhỏ gịot , bởi vì nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa.
Cảm giác đau
  • Cũng thể hiện bằng rất nhiều mức độ, hình thức.
  • Cụ thể: rát, đau tức, buốt,…xảy ra khi đang đại tiện, xong thì hết hoặc không hết mà còn kéo dài 1 lúc lâu, có khi mấy tiếng sau.
  • Cũng như chảy máu, không phải cứ đau kéo dài là bệnh nặng. Chớ nên coi thường triệu chứng đau rát.
Trĩ sa
  • Tương tự 2 nhóm triệu chứng trên, sa lồi búi trĩ xảy ra rất nhiều kiểu.
  • Cụ thể :  Đại tiện thấy không thoải mái như trước, xong hết vướng ngay. Có khi chùi thấy kệnh vướng tại hậu môn, hoặc nữa phải day ấn mới hết… hoặc phải ra sức đẩy, lựa thế mới nhét được trĩ trở vào…
Các triệu chứng khác
  • Ngoài 3 nhóm triệu chứng chủ yếu kể trên, đôi khi người bệnh trĩ còn cảm thấy ngứa ngáy, ẩm ướt hậu môn, đau bụng giả, …

4. Phòng tránh và cách điều trị bệnh trĩ.

Phòng tránh
  • Uống nhiều nước giúp phân mềm và dễ đại tiện.
  • Ăn nhiều rau cải, trái cây sẽ giúp phân mềm, khối phân tăng thêm nhờ thế bệnh nhân bớt phải rặn và gián tiếp tránh được bệnh trĩ.
  • Bệnh nhân cần vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì.
Cách điều trị
  • Chữa Nội khoa:  dùng các thuốc bảo vệ mạch máu, giảm đau, chống viêm, cải thiện hoạt động của đường ruột, giải quyết các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng.
  • Điều trị chuyên khoa: Cũng với mục tiêu như trên nhưng làm thêm các thủ thuật đặc hiệu của chuyên khoa Hậu môn-Trực tràng như: nạp đạn trĩ, tiêm gây xơ chai búi trĩ, ngâm rửa hậu môn bằng thuốc, bôi thuốc cho rụng trĩ, …
  • Phẫu thuật. Khi các biện pháp kẻ trên không hiệu quả hoặc hiệu quả kém mới đặt ra vấn đề phẫu thuật bệnh trĩ. Tuy nhiên sau phẫu thuật cần chú ý phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét