Lúc quan hệ không thấy ra máu, sau đó đi vệ sinh thì tôi không để ý nhưng đến lần đi vệ sinh thứ hai thì tôi thấy có ít máu chảy ra. Như vậy có phải là máu trinh không và vì sao lúc quan hệ thì không ra máu mà lúc đi vệ sinh mới thấy máu vậy? vợ chồng tôi vất vả lắm mới có thể cho "cái ấy" vào được nhưng lần nào lúc mới vào cũng đau lắm. Lúc quan hệ thì tôi thấy rất bí và đau ở chỗ gần bụng (bụng dưới). Xin kính mong mục gỡ rối giải đáp giúp cho (hailu@yahoo.com).
Chuyên gia An Việt Sơn trả lời: Đầu
tiên có thể khẳng định với bạn quan hệ không gây đau, kể cả trong lần
đầu tiên. Và việc quan hệ cũng không mấy khi "khó khăn" vì cấu tạo của
người phụ nữ có thể thích nghi với bất cứ kích thước nào của "cái ấy". Do vậy, việc bạn thấy đau bắt nguồn từ một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, do vấn đề tâm lý.
Bạn chưa sẵn sàng cho việc ấy. Bạn chưa có kinh nghiệm, kiến thức, sợ
hãi vì sự khác biệt, mệt mỏi, căng thẳng.... Tất cả những nguyên nhân đó
sẽ khiến thần kinh bạn bị căng thẳng. Điều đó sẽ dẫn đến sự căng cơ
toàn thân, đặc biệt ở vùng "bị thâm nhập". Chính sự căng cơ này khiến
bạn đau và khó khăn khi chồng thâm nhập. Để giải quyết vấn đề này, hãy
thật thư giãn, tham khảo thêm những kiến thức giới tính, sức khỏe tình dục cần thiết và kể cả tính toán các biện pháp tránh thai thích hợp (nếu hai bạn chưa muốn có con). Thả lỏng toàn cơ thể, đón tiếp chuyện ấy một cách vui vẻ và cởi mở, bạn sẽ thấy sự việc thật sự dễ dàng.- Cuối cùng, việc bạn đau bụng dưới khi quan hệ có khả năng lớn bạn bị viêm, nhiễm nấm bộ phận sinh dục. Đừng nghĩ rằng chỉ khi quan hệ tình dục mới có thể có bệnh sinh dục. Ngay từ khi dậy thì, bạn đã có khả năng bị viêm, nhiễm bộ phận sinh dục do vệ sinh chưa đúng cách. Do đó, bạn nên đi khám phụ khoa tại các cơ sở y tế có uy tín để xác định chính xác. Việc khám phụ khoa này cũng nên định kỳ, tối thiểu 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho bản thân.
- Còn về việc bạn chỉ chảy máu khi đi vệ sinh lần thứ hai cũng đơn giản. Khi màng trinh bị rách, sẽ chảy một chút xíu máu. Tùy từng người mà máu chảy nhiều hay ít hoặc thậm chí không chảy máu. Như vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề nà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét