1.000 trường hợp phản ứng thuốc mỗi năm
Dược phẩm được xem là “con dao hai lưỡi”, vì vừa cứu bệnh nhân và nếu sử dụng không đúng lại gây tác dụng ngược.
Nhiều bệnh nhân cấp cứu do ngộ độc thuốc tại BV Chợ Rẫy, TPHCM.
72% số bệnh nhân không biết thuốc gì?
Mới đây nhất, một trường hợp dị ứng thuốc được cấp cứu tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TPHCM).
Bệnh nhân tên là Đỗ Phủ
Phong (8 tháng tuổi, ngụ xã An Thọ, H.Tuy An, Phú Yên) nhập viện tại BV
tỉnh trong tình trạng da bị nổi mề đay, có những phần da bị bong tróc,
phù nề ở khu vực mắt, miệng... vì dị ứng thuốc do 1 BS kê toa.
Đây không phải là
trường hợp hiếm gặp, tại các khoa chống độc, da liễu của các BV thường
xuyên tiếp nhận các trường hợp khám, cấp cứu do dị ứng thuốc, mỹ phẩm,
thậm chí có cả thuốc do các BS kê toa.
Nghiên cứu 420 hồ sơ
của bệnh nhân bị phản ứng thuốc được điều trị nội trú tại BV Da liễu
TPHCM mới đây cho thấy: 34,2% số bệnh nhân uống thuốc theo đơn của BS,
65,8% tự mua thuốc. Phản ứng thuốc hay gặp nhất là hồng ban đa dạng -
chiếm 44,5%. Điều đáng chú ý là nhiều bệnh nhân gần như không biết gì về
loại thuốc mình đã sử dụng với 28% số bệnh nhân nhớ và khai báo loại
thuốc đã sử dụng, còn 72% không biết mình đã sử dụng thuốc loại gì hay
tên gì.
Cũng theo các BS của BV
Da liễu, các loại thuốc gây phản ứng nhiều nhất đó là: Kháng sinh:
24,3%, đông y: 21,5%, an thần: 14,9%, thuốc trị sốt rét, tẩy giun, kháng
sinh bôi ngoài da: 18%, Sulfamid: 13,1%, giảm đau hạ nhiệt: 12,1%.
Ngộ độc thuốc do chính BS và các hãng sản xuất
ThS. DS Đỗ Văn Dũng,
Phó trưởng phòng quản lý dược (Sở Y tế TPHCM) tại hội thảo "Cảnh giác
dược và ứng dụng lâm sàng" mới đây đã cho biết, theo thống kê của y văn
thế giới, chi phí y tế do tác hại của thuốc gây ra ước tính từ 590 - 850
triệu USD/năm vì thế, các BS cần chú trọng đến thông tin cảnh giác dược
trước khi kê toa cho bệnh nhân. Các nghiên cứu cho thấy, có đến 19% số
bệnh nhân nằm viện gặp một tác dụng phụ có hại của thuốc, trong đó 70%
phản ứng có hại của thuốc có thể phòng ngừa được.
Mỗi năm VN có gần 1.000
trường hợp phản ứng thuốc. Bên cạnh nguyên nhân do người bệnh tự mua
thuốc sử dụng còn có sự góp tay của chính các nhân viên y tế trong việc
kê toa vô tội vạ và gian dối của nhà sản xuất... Hội Dược học TPHCM
Ông Dũng dẫn chứng, từ
lúc đưa ra thị trường năm 1964 đến nay hoạt chất Trimetazidine đã làm
161 trường hợp mắc Parkinson, tỉ lệ 0,35/100 nghìn bệnh nhân mỗi năm.
Nhưng bệnh hết hoàn toàn khi ngưng thuốc. VN chưa có thống kê về cảnh
giác dược chính thức, nhưng theo ông Dũng không có loại thuốc nào được
sử dụng là hoàn hảo. Riêng tại VN, thống kê từ năm 2003 - 2008, trung
bình mỗi năm, chương trình theo dõi các nguy cơ xuất hiện không tránh
khỏi (ADR) từ phản ứng thuốc ghi nhận 860 - 940 trường hợp.
GS. Đặng Vạn Phước, Chủ
tịch Hội Tim mạch TPHCM, cũng cho rằng, các BS nên nắm rõ các thông tin
về phản ứng có hại của thuốc đã được ghi nhận trước đây hoặc chưa ghi
nhận để từ đó khắc phục các sai sót trong điều trị.
Ở một khía cạnh khác
cần phải nhìn nhận, đó chính là hấp lực phần trăm “hoa hồng” mà các hãng
dược chi cho các BS kê toa. Thậm chí, tại nhiều BV phải giải quyết hậu
quả ngộ độc thuốc do chính BS gây ra khi cùng một toa thuốc có cả 2
kháng sinh khác tên nhưng cùng một hoạt chất. Mới đây nhất, các phương
tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về hãng dược GSK bị các cơ quan chức
trách Mỹ buộc phải nộp phạt 3 tỉ USD vì tội quảng cáo thuốc gian dối và
hối lộ các BS. GSK thừa nhận đã quảng bá một số công dụng của thuốc
chống trầm cảm Paxil và Wellbutrin không được Cơ quan Quản lý thực phẩm
và dược phẩm Mỹ (FDA) thông qua. GSK cũng che giấu các số liệu về sự an
toàn của thuốc chữa bệnh tiểu đường Avandia. Ngoài ra, GSK còn hối lộ
các BS để họ kê đơn cho bệnh nhân dùng thuốc của GSK...
Theo Võ Tuấn
Lao Động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét