Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Bệnh giang mai là gì ?

  • Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do một loại vi khuẩn hình xoắn như lò xo gọi là xoắn khuẩn giang mai gây ra.
  • Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng đắn, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người bệnh, thậm chí ảnh hưởng đến cả thai nhi.
bệnh giang mai

2. Nguyên nhân gây bệnh giang mai.

  • Bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra, trước tiên gây cho da và niêm mạc, sau vào các phủ tạng như tổ chức dưới da, xương, thần kinh và tim mạch.
  • Nếu mẹ bị bệnh giang mai thì lây cho con khi mang thai và gây giang mai bẩm sinh.
  • Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, qua truyền máu và từ mẹ sang thai qua rau.
  • Trẻ bị giang mai bẩm sinh khi bú nhờ cũng có thể lây cho bà mẹ này. Thời gian ủ bệnh thường 3-4 tuần lễ.

3. Triệu chứng bệnh giang mai.

Giai đoạn 1
  • Rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Biểu hiện chính của bệnh giang mai giai đoạn này là vết loét giang mai tại bộ phận sinh dục như ở quy đầu (với nam), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (với nữ).
  • Vết loét có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau.
  • Vết loét này có thể tự biến đi sau 6 đến 8 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.
Giai đoạn 2
  • Thường bắt đầu sau khi có vết loét từ 6 đến 9 tháng, chủ yếu biểu hiện bằng các tổn thương trên da với các nốt ban màu hồng như hoa đào (đào ban), vết sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc.
Giai đoạn 3
  • Bệnh Giang mai phát triển trong các phủ tạng như não, gan, cơ bắp tim mạch …, gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai.

4. Điều trị bệnh giang mai.

Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng có thuốc điều trị khỏi hẳn với hiệu quả cao, miễn là phải được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
Giai đoạn đầu
  • Lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị các bệnh giang mai không biến chứng là một liều duy nhất penicillin G tiêm bắp.
  • Doxycycline và tetracycline cũng là sự lựa chọn thay thế, tuy nhiên không thể sử dụng ở phụ nữ mang thai.
Giai đoạn biến chứng
  • Do penicillin G ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương cho nên đối với những bệnh nhân giang mai thần kinh nên được tiêm penicillin liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu là 10 ngày. Nếu bị dị ứng với penicilline thì có thể được sử dụng cetriaxone thay thế.
  • Điều trị tại thời điểm này sẽ hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh, nhưng không thể cải thiện các thiệt hại do bệnh giang mai đã gây ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét