Sinh viên "méo mặt" vì trộm cắp
Thời điểm cuối năm, sinh viên thấp thỏm lo sợ nạn trộm đột nhập (Ảnh minh họa)
Gần đây, rất nhiều nhà trọ
khu vực ngã năm đại học (tp. Đà Lạt, Lâm Đồng) xảy ra tình trạng sinh
viên bị trộm đột nhập lấy đi laptop và nhiều tài sản giá trị.
Kịch bản mới
Hoàng Đức (khoa Lịch sử, trường ĐH Đà Lạt) ấm ức kể lại việc mới đây bị trộm lừa: “Hôm đó mình thấy có hai bạn trẻ ăn vận tử tế, cầm thêm một túi rau, đứng ngay góc nhà trọ mình cầm điện thoại nói chuyện giống như thể họ đang chờ người bạn mình quay về phòng mở cửa để ở lại ăn trưa. Nghĩ là phòng bên có người sắp về nên lúc đó mình chỉ khóa một cửa trong rồi tranh thủ đi chợ. Lúc về, thấy cửa kính bị đập một góc, mình kiểm tra thì biết laptop, điện thoại đã bị kẻ trộm cuỗm sạch. Hỏi thì anh bạn phòng bên nói không hề nhận điện thoại nào có bạn đang chờ cả”. Lê Kim Anh (năm thứ hai, khoa Ngoại ngữ, trường ĐH Đà Lạt) kể lại việc trộm đột nhập phòng bên cạnh lúc mưa to: “Mái che bằng tôn, anh bạn ở cạnh đi làm thêm, nhờ mình để mắt trông phòng giúp. Mưa ồn ào, kẻ trộm đập khóa phòng anh ấy mình không nghe thấy. Thế là máy ảnh, máy tính và nhiều vật dụng giá trị của anh bạn đã bị cuỗm mất”. Mỹ Duyên (K36, Khoa Toán Tin, trường ĐH Đà Lạt) vẫn chưa hết sợ vì đã từng chứng kiến cảnh cướp giật ngay trên con phố nơi mình ở trọ: “Có lần, mình chứng kiến một bạn nữ sinh viên mở phòng ra cho thoáng, bỗng dưng bị một tên trộm xông thẳng vào phòng giật laptop rồi lên xe tẩu thoát. Sau lần đó, mình không còn dám mở cửa phòng hóng gió”.
Bên cạnh những thứ món đồ giá trị mà bọn trộm hay nhắm là laptop, điện thoại, xe máy thì bọn trộm gần đây còn nhắm cả đến đường Nguyễn Công Trứ, Trần Khánh Dư, Phù Đổng Thiên Vương… rất nhiều đối tượng giả danh sinh viên đi lượm ve chai để quyên góp tình nguyện nhưng chỉ chờ sơ hở của sinh viên là ra tay trộm đồ. Hồ Phúc (trường ĐH Yersin) kể: “Bình thường thì họ đi nhặt vỏ chai, đồ nhựa ngoài đường. Nhưng đi ngang qua khu nhà trọ nào mà sinh viên sơ hở là ra tay trộm đồ. Cách đây 2 tuần, mình vừa vô phòng lau nhà, chỉ 5 phút ra ngó lại thì 3 cái quần jeans đã “bốc hơi”, rất bực!”.
Hoàng Đức (khoa Lịch sử, trường ĐH Đà Lạt) ấm ức kể lại việc mới đây bị trộm lừa: “Hôm đó mình thấy có hai bạn trẻ ăn vận tử tế, cầm thêm một túi rau, đứng ngay góc nhà trọ mình cầm điện thoại nói chuyện giống như thể họ đang chờ người bạn mình quay về phòng mở cửa để ở lại ăn trưa. Nghĩ là phòng bên có người sắp về nên lúc đó mình chỉ khóa một cửa trong rồi tranh thủ đi chợ. Lúc về, thấy cửa kính bị đập một góc, mình kiểm tra thì biết laptop, điện thoại đã bị kẻ trộm cuỗm sạch. Hỏi thì anh bạn phòng bên nói không hề nhận điện thoại nào có bạn đang chờ cả”. Lê Kim Anh (năm thứ hai, khoa Ngoại ngữ, trường ĐH Đà Lạt) kể lại việc trộm đột nhập phòng bên cạnh lúc mưa to: “Mái che bằng tôn, anh bạn ở cạnh đi làm thêm, nhờ mình để mắt trông phòng giúp. Mưa ồn ào, kẻ trộm đập khóa phòng anh ấy mình không nghe thấy. Thế là máy ảnh, máy tính và nhiều vật dụng giá trị của anh bạn đã bị cuỗm mất”. Mỹ Duyên (K36, Khoa Toán Tin, trường ĐH Đà Lạt) vẫn chưa hết sợ vì đã từng chứng kiến cảnh cướp giật ngay trên con phố nơi mình ở trọ: “Có lần, mình chứng kiến một bạn nữ sinh viên mở phòng ra cho thoáng, bỗng dưng bị một tên trộm xông thẳng vào phòng giật laptop rồi lên xe tẩu thoát. Sau lần đó, mình không còn dám mở cửa phòng hóng gió”.
Bên cạnh những thứ món đồ giá trị mà bọn trộm hay nhắm là laptop, điện thoại, xe máy thì bọn trộm gần đây còn nhắm cả đến đường Nguyễn Công Trứ, Trần Khánh Dư, Phù Đổng Thiên Vương… rất nhiều đối tượng giả danh sinh viên đi lượm ve chai để quyên góp tình nguyện nhưng chỉ chờ sơ hở của sinh viên là ra tay trộm đồ. Hồ Phúc (trường ĐH Yersin) kể: “Bình thường thì họ đi nhặt vỏ chai, đồ nhựa ngoài đường. Nhưng đi ngang qua khu nhà trọ nào mà sinh viên sơ hở là ra tay trộm đồ. Cách đây 2 tuần, mình vừa vô phòng lau nhà, chỉ 5 phút ra ngó lại thì 3 cái quần jeans đã “bốc hơi”, rất bực!”.
Nhiều bạn sinh viên còn tự trang bị thêm cho căn phòng mình 2, 3 ổ khóa (Ảnh minh họa)
Tự trang bị kỹ năng
Thời điểm cuối năm, sinh viên thấp thỏm lo sợ nạn trộm đột nhập. Trên Facebook, nhiều bạn sinh viên Đà Lạt đã chỉ cho nhau cách chống trộm. Với quần áo, nhiều bạn mỗi lần giặt đồ lại phải mang ghế ra ngoài để vừa trông đồ, vừa học bài. Một số ban có điều kiện hơn thì mang đồ ra tiệm giặt. Văn Hiền (khoa Ngữ văn, trường ĐH Đà Lạt) chia sẻ: “Đang mùa thi, tụi mình lên thư viện suốt ngày, giặt mà phơi ngoài là mất ngay. Mà áo ấm rẻ nhất cũng từ 300.000 – 400.000 đồng”.
Các chủ nhà trọ thấy tình hình an ninh phức tạp cũng trang bị cho mỗi bạn sinh viên trong khu trọ một chìa khóa cổng để hạn chế những kẻ lạ mặt xâm nhập. Nhiều bạn sinh viên còn tự trang bị thêm cho căn phòng mình 2, 3 ổ khóa. Trên Facebook, các bạn sinh viên Đà Lạt thường nhắc nhở nhau: “Hãy luôn mang laptop bên mình!”; “Chung tay đẩy lùi nạn trộm cắp trong sinh viên”…
Diệu Thuý (trường ĐH Đà Lạt) “bật mí” kỹ năng chống trộm: “Nên
gửi laptop lại cho chủ nhà, hoặc bạn cạnh phòng mà mình tin tưởng, còn
không thì nên mang theo bên mình. Đa số sinh viên mất đồ là do chủ quan.
Nếu mọi người đều có tinh thần cảnh giác thì chắc chắn sẽ giảm thiểu
tác hại của nạn trộm cắp, cướp giật”.Thời điểm cuối năm, sinh viên thấp thỏm lo sợ nạn trộm đột nhập. Trên Facebook, nhiều bạn sinh viên Đà Lạt đã chỉ cho nhau cách chống trộm. Với quần áo, nhiều bạn mỗi lần giặt đồ lại phải mang ghế ra ngoài để vừa trông đồ, vừa học bài. Một số ban có điều kiện hơn thì mang đồ ra tiệm giặt. Văn Hiền (khoa Ngữ văn, trường ĐH Đà Lạt) chia sẻ: “Đang mùa thi, tụi mình lên thư viện suốt ngày, giặt mà phơi ngoài là mất ngay. Mà áo ấm rẻ nhất cũng từ 300.000 – 400.000 đồng”.
Các chủ nhà trọ thấy tình hình an ninh phức tạp cũng trang bị cho mỗi bạn sinh viên trong khu trọ một chìa khóa cổng để hạn chế những kẻ lạ mặt xâm nhập. Nhiều bạn sinh viên còn tự trang bị thêm cho căn phòng mình 2, 3 ổ khóa. Trên Facebook, các bạn sinh viên Đà Lạt thường nhắc nhở nhau: “Hãy luôn mang laptop bên mình!”; “Chung tay đẩy lùi nạn trộm cắp trong sinh viên”…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét