- Theo giáo sư, vợ chồng có thể sống không cần “chuyện ấy”?
Có thể, với điều kiện: cả hai đều có mức độ thấp về nhu cầu tình dục được quy định sinh học tự nhiên. Sự quan tâm của họ sẽ tập trung vào công việc, nỗ lực phấn đấu thành đạt và những hoạt động khác mang lại cho họ cảm giác viên mãn. Họ có thể tạo dựng cái gọi là “hôn nhân chay tịnh”, trong đó sự gắn kết tâm lý đóng vai trò chi phối.
Cả hai không quan tâm nhiều đến “chuyện ấy”, hoặc coi sinh hoạt giường chiếu duy nhất như thao tác, để có con. Và nhiệm vụ này sẽ được thực hiện một hoặc hai lần, tùy thuộc vào thỏa thuận của người trong cuộc.
- Những người như thế có hạnh phúc?
Tất nhiên họ sẽ hạnh phúc – nếu “hôn nhân chay tịnh” là kết quả kỳ vọng của họ và cả hai đều coi nhu cầu tình dục là thấp nhất trong thang bậc giá trị. Ngoài ra nhu cầu tình dục con người thay đổi cùng tuổi tác, với sự xuất hiện của bệnh tật. Chúng cũng có thể được cải biến bởi những nhân tố cá tính.
Cùng với thời gian, nhu cầu mưu sinh, kiếm tiền, làm giàu… của vợ chồng có thể trở thành quan trọng hơn cả. Cuộc chạy đua kéo theo không ít hệ lụy.
Dưới tác động của cuộc sống thường xuyên căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất số lượng nhiều hơn prolactin (hoóc môn có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu làm con người gắn bó với nhau hơn về tình cảm) – yếu tố dập tắt có hiệu quả nhu cầu tình dục.
- Thực chất đó là tình trạng “bất lực theo đơn đặt hàng”. Chuẩn mực đi theo chiều ngược lại. Ngoài ra có lẽ không phải ngẫu nhiên, khi con người là loài động vật có vú duy nhất sở hữu khả năng tái sản xuất nòi giống gần như không có giới hạn?
Trong tất cả động vật, chúng ta đã đạt đến mức độ phát triển tiến hóa cao nhất. Điều này cũng thể hiện ở khía cạnh tình dục. Khả năng giao hợp thường xuyên theo ý muốn làm cho chúng ta khác những loài động vật khác ở chỗ, hoạt động này không chỉ giới hạn ở tái sản xuất nòi giống.
Những loài khác động đực mỗi năm vài ba lần. Ngoài thời kỳ động đực, con cái không có khả năng sinh sản, hoặc thậm chí – không có khả năng giao cấu. Con cái không bắt buộc phải giữ đối tác ở bên cạnh, bởi nó có thể tự chăm sóc được đàn con hoặc bản thân đàn con không đòi hỏi sự chăm sóc như vậy.
Trong thế giới loài người, thời gian chăm sóc con kéo dài tối thiểu đến năm chúng 16 tuổi. Vì thế việc hình thành cơ chế làm cho con người gắn bó với nhau lâu dài được coi là thành phần quan trọng của sự thông minh tiến hóa.
- Tạo hóa “cấu trúc” đời sống con người như vậy, hay chúng ta tự “ép” mình?
Tạo hóa ban phát cho loài người tính dục và tách nó ra khỏi nền tảng nguyên thủy, vốn chỉ để sinh sản, nhằm mục đích biến con người trở thành những cá thể chấp nhận mô hình một vợ - một chồng. Và họ sống với nhau lâu dài, để có thể cùng nuôi dưỡng con cái.
Thiếu sex dễ bị trầm cảm (Ảnh minh họa)
- Liệu khả năng hoạt động tình dục được kéo dài có phục vụ mục đích duy trì sức mạnh quyến rũ của hôn nhân?Hoạt động tình dục phục vụ mục đích xây dựng mối quan hệ ổn định. Tất nhiên không phải tất cả đều làm được. Một số người vẫn bị mô hình quan hệ chung chạ, bừa bãi nguyên thủy cám dỗ.
Trong thế giới động vật hoạt động giao cấu xảy ra vào thời kỳ động đực là hành vi chung chạ, bừa bãi. Một con cái có thể giao cấu với nhiều con đực, ngược lại, một con đực – có thể giao cấu với nhiều con cái. Nếu như chúng ta muốn áp dụng mô hình này với thế giới con người.
- Sẽ có thế giới những người nổi tiếng?
Không phải. Sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Nhìn chung không người đàn ông nào muốn nuôi con của “anh hàng xóm”. Phụ nữ sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng về khâu đảm bảo điều kiện thích hợp để nuôi và chăm sóc đàn con. Sẽ xuất hiện mối đe dọa suy giảm dân số thực sự.
- Như vậy theo giáo sư, hoạt động tình dục là quà tặng của tạo hóa, hay tương lai?
Là quà tặng. Hoạt động tình dục gắn với cảm giác thú vị. Song trước hết là cơ chế phát huy tác dụng gây dựng tình cảm gắn bó. Thực tế tiết ra những chất dẫn xuất thần kinh thích hợp trong não bộ suốt thời gian thao tác làm tình gắn với sự vươn tới trạng thái đê mê, đồng thời cũng làm cho sự động chạm xác thịt tạo ra sức mạnh kết nối hai cá thể.
Con người gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ tình dục. Người đàn ông nổi máu ghen với người đẹp đã mang cho bản thân cảm giác sung sướng trên giường ngủ, sẽ nỗ lực chiếm đoạt “làm của riêng”.
Kiểm soát trước con mắt thèm thuồng của đồng loại. Người phụ nữ “phải lòng” đấng mày râu như thế - đối tượng vừa mang lại cho mình cảm giác hạnh phúc, vừa đảm bảo sự chăm sóc cần thiết.
- Đôi lúc đấng mày râu cũng si tình?
Chắc chắn. Sức mạnh tình yêu tác động đến cả hai. Cả hai đều muốn sống bên nhau và đều cố gắng duy trì lòng chung thủy.
- Và sau đó y hệt chuyện cổ tích: hai người chung sống hạnh phúc, đến “đầu bạc, răng rụng”…
Theo nhãn quan tính toán xác suất, cơ may để chúng ta tạo mối quan hệ như ý thấp hơn nhiều so với khả năng tan vỡ. Lý do: chúng ta vốn khác nhau về phương diện nhu cầu thầm kín, cá tính, sự mẫn cảm, những hệ thống giá trị, mức độ kỳ vọng, năng lực trao đổi thông tin…
Những khác biệt mang tính sinh học còn nặng nề thêm bởi khác biệt văn hóa. Sự nuôi dưỡng trong môi trường khác nhau…
Bởi hoạt động tình dục thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất – sự tiếp xúc với đồng loại và sở hữu đối tượng cho riêng mình. Nhu cầu này mạnh đến mức: chúng ta có thể sẵn sàng thỏa hiệp và sẵn sàng cho những nỗ lực chung, bất chấp không ít mâu thuẫn và dị biệt.
- Tôi nghĩ khác. Nhu cầu quan trọng nhất của con người là thỏa mãn cơn đói, thỏa mãn cơn khát. Trong khi vẫn có thể sống – thiếu “chuyện ấy”.
Hãy hình dung bối cảnh, đã nhiều ngày hành trình trên sa mạc nóng bỏng, khát nước. Đến lúc cận kề kiệt sức, anh may mắn gặp người phụ nữ cho nước uống. Nhân vật đã thỏa mãn nhu cầu cơ bản của anh, song không có gì đảm bảo, anh sẽ yêu người con gái đó, cũng như nảy nở ý định mong được chung sống suốt đời.
Trong khi sự thỏa mãn nhu cầu tình dục, thậm chí với thiếu nữ mới quen, rất nhiều khả năng anh sẽ si tình. Chỉ cần một nụ hôn và anh sẽ không thể không nghĩ về người đẹp.
- Giáo sư rút ra kết luận?
Động lực tình dục là một trong những cơ chế chỉ đạo mạnh nhất cuộc đời chúng ta và tác động lên chất lượng của cuộc sống.
- Liệu trong toàn bộ lý thuyết tiến hóa của Darvin, có vị trí nào đó dành cho cái, mà chúng ta gọi là tình yêu?
Tình yêu có chỗ đứng riêng trong học thuyết Darvin. Sự lựa chọn khởi đầu đối tác tiềm tàng bắt đầu từ sự kiểm chứng những đặc điểm ảo của họ. Mỗi người có khuôn mẫu riêng, được hình thành qua thời gian nhiều năm trưởng thành và theo một mô tuýp.
Nhất quán với khuôn mẫu đó, chúng ta sẽ quan tâm đến đối tượng này, thay vì đối tượng khác. Điều đó tạo động cơ, để chúng ta làm quen. Song tất cả không có nghĩa, mọi việc tiếp theo đều tốt đẹp. Không loại trừ khả năng thất vọng – ngay sau vài câu đối thoại.
"Chuyện ấy" khiến vợ chồng gắn kết (Ảnh minh họa)
- Thế giới tự nhiên có can thiệp vào sự lựa chọn của chúng ta trong giai đoạn này?Có. Thông qua công cụ như feromon, hiểu đơn giản là mùi vị, mà chúng ta cảm nhận và bị quyến rũ – hoặc chán ghét, một cách vô thức. Ai đó, có thể rất đẹp song chúng ta không có cảm tình – đó là tác dụng của feromon.
- Liệu tạo hóa có thể đánh lừa chúng ta?
Tạo hóa không đánh lừa. Chính chúng ta có thiên hướng tự lừa dối. Chúng ta thường gán cho nhân vật có cảm tình những phẩm chất hoàn toàn không có thực. Chúng ta muốn nhìn thấy những gì bản thân tìm kiếm trong đối tác lý tưởng. Những hoóc môn điên loạn trong cơ thể làm mất độ sắc sảo của nhãn quan.
- Có đáng tín nhân vật “làm chuyện ấy” (hoặc chấp nhận) ngay cuộc hẹn đầu tiên?
Nếu hai người đã trưởng thành gặp nhau và đều sẵn sàng “làm chuyện ấy”, tại sao từ chối? Liệu có gì xấu?
- Đáp án của giáo sư thuộc dạng “gây nhiều tranh cãi”?
Tại sao?
- Bởi theo chuẩn mực đạo đức tại nhiều quốc gia, người con gái như thế sẽ bị coi là hư hỏng và người đàn ông sẽ nhanh chóng rũ bỏ?
Nếu hai người chung đụng sau khi đã kết hôn, cũng không có gì đảm bảo, cô gái không hư hỏng, hoặc chàng trai sẽ không rũ bỏ. Một số hệ thống văn hóa hình thành tính dục hoặc uốn nắn nó đã trở thành cội nguồn không ít bất hạnh. Cũng may, chuẩn mực đạo đức liên tục thay đổi.
- Theo giáo sư, sức mạnh quyến rũ đối tác có tồn tại vĩnh viễn?
Với đa số chỉ kéo dài bốn năm. Sau thời gian này tỷ lệ các chất dẫn xuất thần kinh, chủ yếu là fenyloetyloamin bắt đầu giảm thiểu và kéo theo tình trạng suy giảm sức mạnh quyến rũ của đối tác.
Đồng thời gia tăng nồng độ những hoóc môn và các chất dẫn xuất thần kinh khác, nhất là oksytocin – hợp chất đảm trách sự gắn bó và chăm sóc. Không hiếm trường hợp mất hẳn niềm vui từ “chuyện ấy” vì lý do thiếu hụt fenyloetyloamin. Sinh hoạt thầm kín chấm dứt như trò chơi lạc thú của hai người.
Đôi khi bắt đầu phục vụ sự thỏa mãn nhu cầu tình dục ích kỷ của một trong hai người. Trong mối quan hệ như hế, sau thời gian nhất định “phía bên kia” sẽ lảng tránh sinh hoạt vợ chồng.
- Và khi ấy xuất hiện hành vi ngoại tình?
Có hàng loạt nhân tố dẫn đến hành vi ngoại tình. Có thể là vấn đề cá tính. Những người có cá tính khuyết tật thường gặp khó khăn với nỗ lực tạo dựng mối quan hệ sâu sắc và bền vững.
Thay vì củng cố mối quan hệ cũ, họ liên tục tìm kiếm mối quan hệ mới. Bản thân ngoại tình không dẫn đến kết cục tốt đẹp, bởi nó không giải quyết nguyên nhân.
`
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét