Tỉ lệ vô sinh nam gia tăng do môi trường sống
Nhiều nghiên cứu gần đây đã đặt ra vấn đề về xu hướng tăng tỉ lệ vô sinh nam do bất thường tinh trùng ở VN. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ThS.BS. Hồ Mạnh Tường, Giám đốc TT CGRH; Tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TPHCM về vấn đề này:
Trước
đây, người ta vẫn cho rằng chuyện không có con hoàn toàn do người vợ.
Tuy nhiên, y học hiện đại đã chứng minh nguyên nhân đến từ phía các ông
chồng không phải ít, đặc biệt là trong những năm gần đây đang tăng lên
rõ rệt. Tại VN đã có nghiên cứu nào về tình hình vô sinh nam với các con
số cụ thể không, thưa BS?
Khoảng
10% các cặp vợ chồng trong tuổi sinh sản có vấn đề về hiếm muộn. Trong
đó, nguyên nhân hiếm muộn do nam giới, đơn thuần hoặc kết hợp, chiếm ít
nhất 50%. Vấn đề này đang trở thành mối lo ngại của không riêng các ông
chồng mà còn là mối quan tâm của ngành Y tế nói chung.
Một
nghiên cứu mới đây của Trung tâm CGRH trên 4.060 nam giới lần đầu tiên
thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ tại các trung tâm điều trị vô sinh tại
TPHCM cho thấy, có đến 85,44% trường hợp bất thường về tinh dịch. Đây
là báo cáo đầu tiên ở VN về đánh giá kết quả tinh dịch đồ trên bệnh nhân
VN theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2010. Cách đây 10 năm,
tỉ lệ nam giới điều trị hiếm muộn có liên quan đến bất thường tinh dịch
chiếm 77,3%. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy sự bất thường tinh
dịch đồ ở nam giới VN có khuynh hướng gia tăng. Sự suy giảm số lượng và
chất lượng TT ở nam giới, đặc biệt là sự bất thường về hình dạng của TT
đã ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ tinh.
|
Trở
ngại lớn nhất của việc điều trị vô sinh nam chủ yếu là do các nguyên
nhân của vô sinh nam đến nay chưa được hiểu rõ. Sự phức tạp của các cơ
chế liên quan đến quá trình sinh TT trong cơ thể là một trong những
nguyên nhân chính khiến các nhà khoa học hiện còn hiểu biết rất ít về
căn nguyên và cơ chế gây vô sinh.
Rất
nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho hiện tượng số lượng và
chất lượng TT người trong tinh dịch có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, có
một số vấn đề chính được tổng hợp từ các báo cáo trong y văn thế giới,
chẳng hạn do: tổn thương cấu trúc di truyền (AND và ARN) của TT và tế
bào sinh tinh (nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với nhiệt độ cao,
ô nhiễm môi trường và hóa chất công nghiệp, các gốc oxy hóa tự do có
thể làm tổn thương cấu trúc di truyền của TT, dẫn đến TT dị dạng, giảm
khả năng thụ tinh, tăng khả năng sảy thai…); các tác nhân gây rối loạn
hệ thống nội tiết trong môi trường sống mà con người có thể tiếp xúc từ
giai đoạn phôi thai, sau sinh đến dậy thì và sau dậy thì là tác nhân
quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hoạt động của hệ sinh sản.
Cuối cùng là vai trò lối sống và ảnh hưởng của môi trường. Rõ ràng các
thay đổi về lối sống và môi trường trên thế giới là một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến việc con người ngày càng tiếp xúc nhiều hơn
với các tác nhân ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. Xã hội hiện đại và
công nghiệp hóa được nhiều người cho là đóng vai trò chính.
BS
có thể nói rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng từ một xã hội hiện đại và
công nghiệp hóa đến quá trình sinh sản của con người, nhất là đối với
nam giới?
Một
số vấn đề lớn về lối sống và thay đổi môi trường hiện nay được y văn đề
cập đến bao gồm: chế độ ăn không tốt cho sức khỏe; tỉ lệ béo phì ngày
càng tăng; hút thuốc lá; ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao
thông, khí thải công nghiệp; ô nhiễm nguồn nước sử dụng; thực phẩm chứa
độc chất… hay bị stress trong đời sống hiện đại...
Các
nghiên cứu gần đây cho thấy tác nhân oxy hóa (stress oxy hóa -
oxidantive stress, viết tắt là OS) là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng tinh trùng nam giới. OS là hậu quả của sự mất cân bằng giữa
sự hình thành các gốc tự do có oxy (ROS) và cơ chế kháng oxy hóa của cơ
thể. OS cũng được xem là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác như: xơ vữa
động mạch, ung thư, thấp khớp, Parkinson, bệnh lý phụ khoa…
Như vậy, ý của BS là muốn cải thiện chất lượng TT thì nguyên tắc quan trọng là phải làm sao loại bỏ các gốc tự do này?
ThS.BS.
Hồ Mạnh Tường: Đúng vậy. Việc sử dụng các chất kháng oxy hóa
(antioxidant) trong điều trị nhằm làm giảm tác động của OS lên TT, qua
đó sẽ phục hồi chức năng của TT được nghiên cứu rất nhiều trong những
năm gần đây. Các antioxidant được sử dụng phổ biến gồm: vitamin C,
vitamin E, kẽm, selenium, acid folic, carnitine, astaxanthin, N-acetyl
cysteine, trong đó, đặc biệt là L-carnitine giúp nâng cao chất lượng
tinh trùng. Tại VN, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhằm đánh
giá hiệu quả antioxidant trong 3 tháng trên 150 bệnh nhân vô sinh (từ
các tỉnh, thành phố khác nhau) do TT kém. Kết quả là các trị số có lợi
trong tinh dịch đồ đều tăng, chẳng hạn: tổng số TT trong một lần xuất
tinh tăng khoảng 31 - 40%, mật độ TT tăng trung bình 38 - 60%, tỉ lệ TT
có khả năng tiến tới cũng tăng 33 - 57%, TT không tiến tới hoặc không di
chuyển giảm đáng kể. Bên cạnh đó, tỉ lệ TT sống tăng 28 - 50%, tỉ lệ TT
có hình dạng bình thường tăng 1 - 2%.
Theo
BS, có cách nào chẩn đoán sớm nguy cơ giảm khả năng sinh sản ở nam giới
để có giải pháp hữu hiệu hơn là đợi có bệnh rồi mới chữa?
Có
thể thực hiện các chương trình tầm soát về sức khỏe sinh sản sớm trước
khi đến tuổi có con để có các biện pháp can thiệp sớm để ngăn chặn hoặc
giảm các tác hại hoặc áp dụng các biện pháp lưu trữ TT để duy trì khả
năng sinh sản.
Do
bất thường về di truyền ở TT do các yếu tố môi trường ngày càng tăng,
tỉ lệ bất thường di truyền ở phôi có thể cũng tăng theo. Do đó, vai trò
của các kỹ thuật chọn lọc tinh trùng có cấu trúc di truyền bình thường
để thực hiện ICSI (tiêm TT vào bào tương noãn) và kỹ thuật chẩn đoán di
truyền phôi trước khi làm tổ có thể sẽ ngày càng trở nên quan trọng.
Về
lâu dài, các giải pháp toàn diện về cải thiện lối sống và ngăn chặn các
biến đổi xấu về môi trường sống sẽ là những vấn đề mang tính toàn cầu.
Xin cám ơn BS về cuộc trao đổi này.
Theo Anh Kiệt
suckhoedoisong
Tỉ lệ vô sinh nam gia tăng do môi trường sống
Các bài đã đăng
Chưa xác định được “sinh vật lạ” là con gì (20/1)
Muối i-ốt: Thiếu không được thừa chẳng xong (20/1)
Viêm cơ tim ở trẻ: nguy hiểm vì dễ nhầm cảm sốt (20/1)
7 quy tắc tập luyện bạn nên biết (20/1)
Cứu sống nhiều bệnh nhân đã chết lâm sàng (20/1)
Lên cơn hen do chơi thể thao? (19/1)
Từ nay em đã trở thành “đàn ông” đúng nghĩa (19/1)
Ăn cá biển dễ ngộ độc vì đông lạnh "chưa tới" (19/1)
“Chim” phồng bọng nước khi tè có bất thường? (19/1)
Chủ tịch nước gửi Thư khen kíp phẫu thuật tách cặp song sinh (19/1)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét