Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Những điều cần biết về hút thai

Những điều cần biết về hút thai
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Hút thai có nguy hiểm không? Bạn biết gì về nó?




1. Những ai được thực hiện hút thai
- Phụ nữ có thai ngoài ý muốn và muốn chấm dứt thai nghén.
- Phụ nữ mang thai nhưng được bác sỹ chuyên khoa chỉ định đình chỉ thai nghén vì lý do y tế (bệnh tật, dị dạng thai...)
2. Khi nào được chỉ định hút thai?
- Xác định chắc chắn có thai trong buồng tử cung:
+ Bạn phải được siêu âm để biết chắc chắn thai đã vào buồng tử cung. Nếu hút thai mà thai không có trong buồng tử cung hoặc chưa vào buồng thì không có kết quả và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như: chảy máu, thủng tử cung, nhiễm khuẩn....

- Thai phải dưới 12 tuần tuổi

+ Đây là tuổi thai tính theo ngày kinh cuối cùng (Là ngày đầu tiên của tháng cuối cùng bạn còn thấy kinh nguyệt)
+ Tuổi thai không phải tính dựa vào ngày các bạn quan hệ.
3. Bạn có thể hút thai ở đâu?
- Bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa Sản hoặc các phòng khám tin cậy để làm thủ thuật hút thai.

- Không nên hút thai tại nơi không an toàn hoặc dùng thuốc không rõ nguồn gốc, hiệu quả để phá thai.

4. Những điều diễn ra khi hút thai
- Bạn sẽ được dùng thuốc để giảm đau trước khi hút thai.
- Người làm kĩ thuật sẽ dùng ống nhựa mềm dẻo nối vào bơm hút chân không hút thai ra khỏi tử cung (Hút thai bằng phương pháp chân không)

- Bạn có thể cảm thấy đau tức bụng trong khi hút thai và cảm giác đau sẽ tăng khi sắp kết thúc thủ thuật do tử cung co bóp giúp giảm chảy máu sau hút nên bạn đừng quá lo lắng vì đau.

5. Những chý ý sau khi hút thai
- Bạn nên nghỉ ngơi tại chỗ sau hút thai 1 giờ để được các bác sĩ theo dõi biến chứng chảy máu sau hút. Nếu sau một giờ, bạn ổn định, bác sĩ sẽ cho bạn về nhà.

- Bạn vẫn có thể đi làm bình thường nhưng tránh làm việc nặng trong 2 tuần sau hút.
- Bạn sẽ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ như: thuốc kháng sinh, thuốc chống vêm, giảm phù nề....

- Có thể bạn ra máu và đau bụng như hành kinh trong vài ngày đầu sau hút thai.
- Kiêng giao hợp cho đến khi hết ra máu âm đạo. Và tốt nhất là bạn kiêng giao hợp đến khi có kinh trở lại và giao hợp an toàn.

- Không được thụt rửa âm đạo hay cho bất cứ vật gì vào âm đạo.
- Hàng ngày bạn nên rửa vệ sinh 3- 4 lần bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh phụ nữ: Carefree, Lactacyd...
- Bạn phải đi khám và siêu âm lại sau 2 tuần để kiểm tra lại tình trạng tử cung.

6. Một số biến chứng có thể xảy ra do nạo hút thai.
- 2 nguy cơ lớn nhất của hút thai là:
+ Vô sinh: bạn sẽ không thể có con và không thực hiện được thiên chức làm mẹ sau này. Có thể, chỉ sau 1 lần hút thai, bạn đã không thể có con nữa.
+ Có thai bất thường: chửa ngoài tử cung, rau tiền đạo, thai chết lưu, sảy thai, chửa trứng....
- Ngoài ra, còn có nhiều nguy cơ khác như:
+ Choáng

+ Nhiễm trùng bộ phận sinh dục

+ Thủng tử cung
+ Sót thai
6. Các dấu hiệu cần quay lại ngay trung tâm y tế:
- Đau bụng nhiều: bạn thấy đau bụng từng cơn, tăng dần, đau vùng bụng dưới

- Sốt, ớn lạnh

- Ra máu âm đạo nhiều, màu đỏ tươi, có cục hoặc kéo dài trên 10 ngày
- Ra dịch âm đạo có mùi hôi.
Nếu có bất cứ triệu chứng nào trong các triệu chứng trên, bạn phải đến cơ sở y tế ngay!

7. Biện pháp tránh thai áp dụng sau hút thai.
- Sau hút thai, khả năng có thai lại sớm cho nên áp dụng biện pháp tránh thai ngay sau thủ thuật là cần thiết. Hiện nay, tất cả các phòng khám sức khoẻ sinh sản có rất nhiều biện pháp tránh thai khác nhau như:
    
Vòng tránh thai
   
Thuốc uống tránh thai
   
Thuốc tiêm tránh thai
   
Que cấy tránh thai
   
Bao cao su
   
Thắt ống dẫn tinh
   
Thắt ống dẫn trứng
Luôn sử dụng một biện pháp tránh thai sẽ có lợi cho sức khoẻ của bạn hơn là hút thai!
BTV Tuyết Nhung- Bs Nguyễn Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét