Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

SINH LÝ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU



SINH LÝ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
1.       Trình bày đặc điểm cấu tạo, chức năng của màng lọc cầu thận.
a.  Cấu tạo màng lọc cầu thận
Màng lọc cầu thận được cấu tạo gồm 3 lớp:
-       Lớp TB nội mô mao mạch, trên TB này có những lỗ thủng có đường kính là 160 A0.
-       Màng đáy
s  Là một mạng lưới sợi collagen và proteoglycan
s  Có các lỗ nhỏ đường kính 110 A0
s  Tích điện âm
-       Lớp TB biểu mô (lá trong) của bao Bowman là một lớp TB biểu mô có chân, giữa các tua nhỏ có các khe nhỏ có đường kính khoảng 70- 75 A0.
b.  Chức năng của màng lọc cầu thận
-       Nhờ cấu tạo đặc biệt như trên, màng lọc cầu thận có khả năng thấm lớn hơn 100- 500 lần so với các mao mạch nơi khác.
-       Tính thấm của màng lọc cầu thận được biểu thị bằng tỷ lệ của nồng độ chất hòa tan trong dịch lọc so với nồng độ chất đó trong huyết tương.
-       Màng lọc là một màng có tính thấm chọn lọc rất cao
Các khe hở ở 3 lớp của màng lọc cầu thận có kích thước nhỏ dần tạo ra tính thấm chọn lọc của màng lọc cầu thận.
s  Những chất có TLPT khác nhau → có tính thấm khác nhau:
o  Các chất có TLPT ≤ 5200 Dalton lọc qua cầu thận 100%.
o  Albumin có TLPT 69.000 Dalton chỉ qua được khoảng 0,5%, do đó bình thường không có alb trong nước tiểu.
s  Tính thấm chọn lọc của màng phụ thuộc vào 2 yếu tố:
o  Kích thước của lỗ màng lọc:
¸     Những chất có đường kính < 70 A0 (TLPT ≈ 15.000 Dalton) đi qua được màng.
¸     Những chất có đường kính và có TLPT lớn hơn 80.000 Dalton như globulin không đi qua được màng.
¸     Các chất hòa tan có TLPT nhỏ và nước có thể qua dễ dàng.
o  Lực tĩnh điện của thành lỗ lọc:
¸     Bình thường, thành lỗ lọc mang điện tích âm do khoang màng đáy được lót bằng phức hợp proteoglycan tích điện âm rất mạnh → những chất tích điện âm dù TLPT hay kích thước nhỏ cũng bị lực đẩy tĩnh điện của thành lỗ lọc cản lại.
¸     Do đó, phân tử Alb có đường kính 6nm < đường kính lỗ lọc (7nm) nhưng là phân tử pr tích điện âm nên chỉ qua màng lọc cầu thận ≈ 0,5%.
¸     Các chất gắn với pr cũng không đi qua được màng.
Các chất không đi qua được màng, bám vào màng sẽ bị thực bào.
-       Ứng dụng LS: trong các bệnh lý cầu thận cấu trúc màng lọc bị thay đổi, mất lực tĩnh điện của thành lỗ lọc nên rất nhiều thành phần bất thường qua được màng lọc (mà bình thường không có) như pr, HC, BC….

2.       Trình bày cơ chế lọc qua màng lọc cầu thận.
-       Nước tiểu trong bọc Bowman (được gọi là nước tiểu đầu) có thành phần các chất hòa tan giống như của huyết tương, trừ các chất hòa tan có phân tử lượng lớn.
-       Nước tiểu đầu được hình thành nhờ quá trình lọc huyết tương ở tiểu cầu thận.
-       Quá trình lọc là quá trình thụ động, phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các áp suất.
s  Các áp suất trong mạch máu:
o  Áp suất thủy tĩnh (PH)
¸     Có tác dụng đẩy nước và các chất hòa tan ra khỏi mạch
¸     Bình thường, PH là 60mmHg ở đầu vào
o  Áp suất keo của huyết tương (PK):
¸     Có tác dụng giữ các chất hòa tan và nước.
¸     PK là 28mmHg (ở đầu vào) và 34mmHg (ở đầu ra), trung bình là 32mmHg.
s  Các áp suất trong bọc Bowman:
o  Áp suất keo của bọc (PKB)
¸     Có tác dụng kéo nước vào bọc.
¸     Bình thường PKB = 0 (pr không qua được mao mạch để vào bọc Bowman)
o  Áp suất thủy tĩnh của bọc (PB)
¸     Có tác dụng cản nước và các chất hòa tan đi vào bọc.
¸     Bình thường PB = 18mmHg
-       Như vậy, quá trình lọc phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa:
s  Các yếu tố có tác dụng đẩy nước ra khỏi mạch máu (PH), yếu tố kéo nước vào bọc Bowman (PKB)
s  Các yếu tố giữ nước lại trong mạch (PK), yếu tố cản nước vào bọc Bowman (PB)
Sự chênh lệch về áp suất này tạo thành áp suất lọc (PL):
Thay các trị số cụ thể vào công thức trên, ta có:
PL = 60 – (32 + 18) = 60 – 50 = 10 mmHg
Như vậy để lọc được thì PL = 10mmHg, nếu PL < 10mmHg thì sẽ gây thiểu niệu, PL = 0 thì vô niệu.
3.       Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng lọc cầu thận.
Mọi nguyên nhân làm thay đổi một hoặc nhiều áp suất dẫn đến thay đổi áp suất lọc sẽ dẫn đến làm thay đổi lượng nước tiểu đầu.
a.  Lưu lượng máu thận
-       Lưu lượng máu tới thận tăng làm tăng áp suất mao mạch cầu thận do đó làm tăng phân số lọc.
-       Bình thường có khoảng 20% huyết tương được lọc khiến cho nồng độ pr huyết tương trong tiểu ĐM đi tăng và cản trở sự lọc. Lượng máu qua thận tăng sẽ bù cho lượng huyết tương được lọc nên nồng độ pr và áp suất keo không thay đổi mấy → ngay cả khi áp suất mao mạch cầu thận không đổi thì lưu lượng máu qua thận tăng làm tăng lưu lượng lọc.
-       Lưu lượng máu thận phụ thuộc HA ĐM vòng đại tuần hoàn, nghĩa là phụ thuộc vào thể tích máu toàn thân, vào hoạt động của tim.
s  Nếu mất máu hoặc suy tuần hoàn, HA toàn thân thấp thì HA ĐM thận cũng thấp làm áp suất lọc giảm, thận lọc ít (thiểu niệu) hoặc vô niệu nếu áp suất lọc bằng 0.
s  Ngược lại, HA tăng cao thì lượng nước tiểu cũng tăng (lợi tiểu do HA).
b.  Áp suất keo của huyết tương
-       Áp suất keo trong huyết tương giảm làm áp suất lọc tăng.
-       Nồng độ pr trong máu giảm quá thấp gây phù (phù dinh dưỡng).
c.   Ảnh hưởng của co tiểu ĐM đến
-       Co tiểu ĐM đến làm giảm lượng máu đến thận và làm giảm áp suất trong mao mạch cầu thận nên làm giảm lưu lượng lọc.
-       Giãn tiểu ĐM đến gây tác dụng ngược lại.
d.  Ảnh hưởng của co tiểu ĐM đi
-       Co tiểu ĐM đi cản trở máu ra khỏi mao mạch nên làm tăng áp suất mao mạch cầu thận.
s  Co nhẹ thì làm tăng áp suất lọc.
s  Co mạnh, huyết tương bị giữ lại một thời gian dài trong cầu thận do vậy huyết tương được lọc nhiều và không được bù nên áp suất keo tăng, kết quả là lưu lượng lọc giảm mặc dù áp suất trong mao mạch thận vẫn cao.
-       Giãn tiểu ĐM đi gây tác dụng ngược lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét