Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN



SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN
1.       Các hormon ảnh hưởng đến sinh sản tinh trùng.
Các hormon: GnRH, FSH, LH, GH, testosteron, inhibin
a.  GnRH
-       Nguồn gốc: vùng dưới đồi bài tiết
-       Bản chất: là một peptid có 10 aa
-       Tác dụng: tham gia điều hòa quá trình sản sinh tinh trùng thông qua các tác dụng bài tiết LH và FSH.
b.  FSH
-       Nguồn gốc: hormon kích thích nang trứng do thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết.
-       Bản chất: là glycopr, cấu tạo bởi 236 aa với TLPT 32.000
-       Tác dụng:
s  Kích thích ống sinh tinh phát triển.
s  Kích thích TB Sertoli bài tiết dịch có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cho tinh trùng thành thục.
s  Kích thích TB Sertoli bài tiết một loại pr gắn với androgen (ABP). Loại pr này gắn với testosteron và cả estrogen được tạo thành từ testosteron tại TB Sertoli dưới tác dụng kích thích của FSH rồi vận chuyển 2 hormon này vào dịch lòng ống sinh tinh để giúp cho sự trưởng thành của tinh trùng.
c.   LH
-       Nguồn gốc: hormon kích thích hoàng thể do thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết.
-       Bản chất: là glycopr, được cấu tạo bởi 215 aa với TLPT 30.000
-       Tác dụng:
s  Kích thích TB kẽ Leydig (nằm giữa các ống sinh tinh) phát triển.
s  Kích thích TB kẽ Leydig bài tiết testosteron → ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng.
d.  GH
-       Nguồn gốc: hormon phát triển cơ thể do thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết.
-       Bản chất: phân tử pr chứa 191 aa trong một chuỗi đơn, TLPT 22.005
-       Tác dụng: kiểm soát các chức năng chuyển hóa của tinh hoàn và thúc đẩy sự phân chia các tinh nguyên bào. Ở người lùn tuyến yên, sự sản sinh tinh trùng giảm hoặc không xảy ra.
e.   Testosteron
-       Nguồn gốc: do TB Leydig nằm ở khoảng kẽ  ống sinh tinh bài tiết, một phần do vỏ thượng thận bài tiết.
-       Bản chất: là một hợp chất steroid có 19C được tổng hợp từ cholesterol và acetyl- CoA.
-       Tác dụng:
s  Kích thích sự hình thành tinh nguyên bào và kích thích sự phân chia giảm nhiễm lần thứ hai từ tinh bào II thành tiền tinh trùng.
s  Kích thích sự tổng hợp pr và bài tiết dịch từ TB Sertoli.
f.     Inhibin
-       Nguồn gốc: do TB Sertoli bài tiết
-       Bản chất: là một hợp chất glycopr có TLPT 10.000- 30.000
-       Tác dụng: điều hòa quá trình sản sinh tinh trùng thông qua cơ chế điều hòa ngược đối với sự bài tiết FSH của tuyến yên. Tác dụng ức chế bài tiết FSH của inhibin mạnh hơn tác dụng ức chế bài tiết GnRH từ vùng dưới đồi.
s  Khi ống sinh tinh sản sinh quá nhiều tinh trùng TB Sertoli bài tiết inhibin.
s  Dưới tác dụng ức chế của inhibin, lượng FSH được bài tiết từ tuyến yên giảm → giảm bớt quá trình sinh tinh trùng ở ống sinh tinh.

2.       Các yếu tố không phải hormon ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng.
a.  Nhiệt độ
-       Tinh trùng được tạo ra ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể tử 1- 2 độ.
-       Cơ Dartos của bìu co giãn tùy thuộc nhiệt độ môi trường nhằm đảm bảo nhiệt độ tối thuận cho sự sản sinh tinh trùng.
-       Khi tinh hoàn không di chuyển từ ổ bụng xuống bìu các TB dòng tinh sẽ bị phá hủy.
-       Nhiệt độ trong đường sinh dục nữ cao hơn nhiệt độ ở bìu sẽ làm tăng chuyển hóa và tăng hoạt động của tinh trùng.
-       Ở nhiệt độ thấp tinh trùng giảm chuyển hóa, giảm hoạt động do vậy để bảo quản tinh trùng thường lưu trữ ở nhiệt độ rất thấp (-1750C)
b.  Độ pH
-       Tinh trùng hoạt động mạnh ở môi trường trung tính hoặc hơi kiềm.
-       Tinh trùng giảm hoạt động ở môi trường acid, bị giết chết trong môi trường acid mạnh.
c.   Kháng thể
-       Tinh trùng có thể bị tiêu diệt bởi kháng thể có trong máu và dịch thể.
-       Nhờ có hàng rào của TB Sertoli mà kháng thể không thể xâm nhập được vào dịch của ống sinh tinh.
-       Một số phụ nữ có kháng thể cố định tinh trùng nên rất dễ thụ thai.
-       Một số phụ nữ có kháng thể tiêu diệt tinh trùng nên dễ dẫn tới vô sinh.
d.  Các yếu tố khác
-       Rượu, ma túy làm giảm khả năng sinh tinh trùng.
-       Tia X, phóng xạ hoặc virus quai bị làm tổn thương TB dòng tinh, do đó ảnh hưởng đến sự sản sinh tinh trùng.
-       Căng thẳng kéo dài có thể làm giảm khả năng sản sinh tinh trùng.

3.       Trình bày điều hòa chức năng tinh hoàn.
Tinh hoàn là tuyến sinh dục nam, có 2 chức năng, chức năng ngoại tiết là sinh tinh trùng, chức năng nội tiết là bài tiết hormon sinh dục nam mà chủ yếu là testosteron.
a.  Điều hòa chức năng ngoại tiết của tinh hoàn: câu 77
b.  Điều hòa chức năng nội tiết của tinh hoàn
-       HCG
s  Nguồn gốc: do các TB lá nuôi của rau thai bài tiết vào máu mẹ
s  Bản chất: là glycopr, TLPT 39.000
s  Tác dụng: kích thích các TB Leydig của tinh hoàn thai nhi bài tiết testosteron cho đến lúc sinh. Lượng testosteron được bài tiết ra tuy ít nhưng rất quan trọng vì nó làm phát triển các cơ quan sinh dục đực và kích thích chuyển tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu vào cuối thời kỳ có thai.
-       LH
s  Nguồn gốc: hormon kích thích hoàng thể do thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết.
s  Bản chất: là glycopr, được cấu tạo bởi 215 aa với TLPT 30.000
s  Tác dụng:
o  Kích thích TB kẽ Leydig (nằm giữa các ống sinh tinh) phát triển.
o  Kích thích TB kẽ Leydig bài tiết testosteron → ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng.
-       FSH:
s  Nguồn gốc: hormon kích thích nang trứng do thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết.
s  Bản chất: là glycopr, cấu tạo bởi 236 aa với TLPT 32.000
-       Tác dụng: kích thích TB Sertoli sản xuất inhibin.

4.       Trình bày tác dụng của testosteron lên chức năng sinh dục.
a.  Nguồn gốc: do TB Leydig nằm ở khoảng kẽ  ống sinh tinh bài tiết, một phần do vỏ thượng thận bài tiết.
b.  Bản chất: là một hợp chất steroid có 19C được tổng hợp từ cholesterol và acetyl- CoA.
c.   Tác dụng lên chức năng sinh dục
-       Trong thời kỳ bào thai: khoảng từ tuần thứ 7 TB Leydig của tinh hoàn thai nhi bài tiết một lượng đáng kể testosteron.
s  Kích thích ống Wolf phát triển thành đường sinh dục trong của nam giới như mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, ống phóng tinh.
s  Kích thích đưa tinh hoàn từ bụng xuống bìu.
o  Tinh hoàn thường được chuyển xuống bìu vào 2- 3 tháng cuối thời kỳ có thai.
o  Nếu không đủ lượng testosteron, tinh hoàn vẫn nằm ở ổ bụng sẽ khó sản sinh tinh trùng.
-       Tuổi dậy thì: làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nam thứ phát bao gồm:
s  Phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh
s  Mọc lông mu, lông nách, mọc râu, gây hói đầu
s  Giọng nói trầm do thanh quản mở rộng
s  Da dày thô, mọc trứng cá
-       Kích thích sản sinh tinh trùng
s  Kích thích sự hình thành tinh nguyên bào và kích thích sự phân chia giảm nhiễm lần thứ hai từ tinh bào II thành tiền tinh trùng.
s  Kích thích sự tổng hợp pr và bài tiết dịch từ TB Sertoli.

5.       Trình bày nguồn gốc, bản chất, tác dụng của estrogen lên xương và chuyển hóa.
a.  Nguồn gốc
-       Ở phụ nữ bình thường không có thai
s  Estrogen được bài tiết chủ yếu ở buồng trứng, chỉ một lượng rất nhỏ do tuyến vỏ thượng thận.
s  Ở buồng trứng, estrogen do các TB hạt của lớp áo trong của nang noãn bài tiết trong nửa đầu CKKN và nửa sau do hoàng thể bài tiết.
-       Khi có thai, rau thai bài tiết một lượng lớn estrogen.
b.  Bản chất: là hợp chất steroid và được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol và cũng có thể từ acetyl coenzym A.
c.   Tác dụng
-       Tác dụng lên xương
s  Tăng hoạt động của TB tạo xương → vào tuổi dậy thì tốc độ phát triển cơ thể tăng nhanh.
s  Kích thích gắn đầu xương vào thân xương. Tác dụng này mạnh hơn nhiều so với testosteron nên phụ nữ thường ngừng cao sớm hơn nam vài năm.
s  Tăng lắng đọng muối calci phosphat ở xương, tác dụng này yếu hơn testosteron.
s  Làm nở rộng xương chậu.
→ nếu thiếu estrogen (ở người già) sẽ gây hiện tượng loãng xương do:
o  Giảm hoạt động của các TB tạo xương.
o  Giảm khung pr ở xương.
o  Giảm lắng đọng calci và phosphat ở xương.
→ xương xốp nên dễ biến dạng và dễ gẫy, vị trí dễ gẫy là CS.
-       Tác dụng lên chuyển hóa
s  Làm tăng tổng hợp pr ở các mô đích như tử cung, tuyến vú, xương.
s  Làm tăng nhẹ quá trình sinh tổng hợp pr của toàn cơ thể.
s  Tăng lắng đọng mỡ ở dưới da, đặc biệt ở ngực, mông, đùi để tạo dáng nữ.
s  Tăng nhẹ tốc độ chuyển hóa, tác dụng này chỉ bằng 1/3  tác dụng của testosteron.

6.       Nguồn gốc, bản chất hóa học và tác dụng của estrogen lên tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, tuyến vú.
a.  Nguồn gốc
-       Ở phụ nữ bình thường không có thai
s  Estrogen được bài tiết chủ yếu ở buồng trứng, chỉ một lượng rất nhỏ do tuyến vỏ thượng thận.
s  Ở buồng trứng, estrogen do các TB hạt của lớp áo trong của nang noãn bài tiết trong nửa đầu CKKN và nửa sau do hoàng thể bài tiết.
-       Khi có thai, rau thai bài tiết một lượng lớn estrogen.
b.  Bản chất hóa học: là hợp chất steroid và được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol và cũng có thể từ acetyl coenzym A.
c.   Tác dụng
-       Tác dụng lên tử cung:
s  Làm tăng kích thước tử cung ở tuổi dậy thì và khi có thai.
s  Kích thích phân chia lớp nền- lớp tái tạo ra lớp chức năng trong nửa đầu CKKN.
s  Tăng tạo các mạch máu mới ở lớp chức năng và làm cho các mạch máu này trở thành các ĐM xoắn cung cấp máu cho lớp niêm mạc chức năng. Tăng lưu lượng máu đến lớp niêm mạc chức năng.
s  Kích thích sự phát triển các tuyến niêm mạc, tăng tạo glycogen chứa trong tuyến nhưng không bài tiết.
s  Tăng khối lượng tử cung, tăng hàm lượng actin và myosin trong cơ, đặc biệt trong thời kỳ có thai.
s  Tăng co bóp TC, tăng tính nhạy cảm của TC với oxytocin.
-       Tác dụng lên cổ tử cung: các TB biểu mô của niêm mạc CTC bài tiết một lớp dịch nhầy loãng, mỏng.
s  Dịch này có thể kéo thành sợi dài khi được đặt vào lam kính.
s  Khi để khô trên lam kính, dịch CTC có hiện tượng tinh thể hóa và soi lam kính hiển vi thấy hình ảnh “dương xỉ”.
-       Tác dụng lên vòi trứng:
s  Làm tăng sinh mô tuyến của niêm mạc ống dẫn trứng
s  Làm tăng sinh các TB biểu mô lông rung
s  Làm tăng hoạt động của các TB biểu mô lông rung theo một chiều, hướng về phía tử cung.
-       Tác dụng lên tuyến vú:
s  Phát triển hệ thống ống tuyến
s  Phát triển mô đệm ở vú
s  Tăng lắng đọng mỡ ở vú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét