1.
Trình bày hoạt động của tim theo cơ chế Starling.
- Hoạt động của tim luôn thay đổi để
phù hợp với nhu cầu của cơ thể:
s Khi nghỉ ngơi lưu lượng tim khoảng 4-
5l/ ph
s Lúc vận cơ nặng lưu lượng tim có thể
tăng lên từ 4- 6 lần để phù hợp với nhu cầu về oxy của cơ thể tăng lên gấp
khoảng 20 lần so với bình thường.
-
Tim có sự thích nghi và đáp ứng được với nhu cầu đó là
nhờ cơ chế điều hòa cơ bản:
s Tự điều hòa theo cơ chế Frank-
Starling
s Điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể
dịch
Tự điều hòa tim theo cơ chế Frank-
Starling (hay theo luật Starling)
- Luật Starling được phát biểu như sau:
lực co cơ của cơ tim tỷ lệ thuận với chiều dài của sợi cơ trước khi co. Điều
này có nghĩa là
s Khi máu TM về tâm thất càng nhiều thì
cơ tâm thất càng bị kéo dài ra, làm cho các
sợi actin và myosin gối nhau ở vị trí thuận lợi hơn và tạo ra lực co cơ càng
mạnh.
s Cần chú ý:
o
Khi
cơ tim giãn ra ở 1 mức độ nhất định thì có tác dụng làm tăng lực tâm thu của
tim.
o
Khi
cơ tim bị giãn ra quá mức thì các cầu nối ở sợi myosin khó gắn vào các điểm
hoạt động trên sợi actin, nên các sợi actin và myosin khó trượt vào nhau, làm
giảm hoặc mất trương lực cơ tim, do vậy lực tâm thu sẽ giảm.
- Ý nghĩa:
s Nhờ có cơ chế tự điều hòa này mà tim
có khả năng tự thay đổi lực tâm thu theo từng điều kiện của cơ thể.
s Mỗi khi máu về tim nhiều trong thời
kỳ tâm trương, làm cho tâm thất giãn to ra, thì ở thì tâm thu tim co bóp mạnh
lên để đẩy máu vào ĐM, như vậy làm tăng lưu lượng tim, tránh ứ đọng máu trong
tim.
2.
Trình bày vai trò của hệ giao cảm và phó giao cảm trong
điều hòa hoạt động của tim.
- Hoạt động của tim luôn thay đổi để
phù hợp với nhu cầu của cơ thể:
s Khi nghỉ ngơi lưu lượng tim khoảng 4-
5l/ ph
s Lúc vận cơ nặng lưu lượng tim có thể
tăng lên từ 4- 6 lần để phù hợp với nhu cầu về oxy của cơ thể tăng lên gấp
khoảng 20 lần so với bình thường.
-
Tim có sự thích nghi và đáp ứng được với nhu cầu đó là
nhờ cơ chế điều hòa cơ bản:
s Tự điều hòa theo cơ chế Frank-
Starling
s Điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể
dịch
Vai trò của hệ thần kinh tự chủ trong điều hòa hoạt động của tim
- Hệ thần kinh phó giao cảm
s Trung tâm TK phó giao cảm điều hòa
hoạt động của tim nằm ở hành não, đó là nhân dây thần kinh số X.
o
Các
sợi trước hạch của dây X đi tới hạch phó giao cảm nằm ngay trong cơ tim
o Các sợi sau hạch
phó giao cảm chi phối hoạt động của nút xoang và nút nhĩ- thất
s Thí nghiệm chứng
minh vai trò của dây X đối với hoạt động tim: cắt dây TK X ở đoạn cổ của chó
thí nghiệm, dùng dòng điện cảm ứng kích thích liên tục đầu ngoại biên của dây X
cho thấy:
o Nếu kích thích
với cường độ vừa phải (tới ngưỡng) làm tim đập chậm và yếu, quan sát thấy tim
bóp yếu đi và giãn to ra.
o Nếu tăng cường
độ kích thích thì tim ngừng đập.
o Nếu cứ tiếp tục
kích thích thì tim đập trở lại, đó là hiện tượng thoát ức chế do:
¸
Bó His phát xung động, vì bó His không chịu sự chi phối
của dây X
¸
Hoặc do khi tim ngừng đập máu về tâm nhĩ nhiều làm cho áp
suất máu trong tâm nhĩ tăng lên, kích thích nút xoang phát xung động trở lại.
s Tác dụng của hệ
phó giao cảm đối với hoạt động của tim
o Giảm tần số tim
(tim đập chậm hơn)
o Giảm lực co bóp
cơ tim (tim đập yếu hơn)
o Giảm trương lực
cơ tim (cơ tim mềm hơn)
o Giảm tốc độ dẫn
truyền xung động trong tim, thể hiện bằng khoảng PQ trên điện tâm đồ dài ra.
o Giảm tính hưng
phấn của cơ tim
s Hệ thần kinh phó
giao cảm tác dụng lên tim thông qua hóa chất trung gian là Ach.
- Hệ thần kinh giao cảm
s Trung tâm thần kinh giao cảm điều hòa
hoạt động tim
o
Nằm
ở sừng bên chất xám tủy sống đoạn lưng 1- 3, từ đây có các sợi TK đi tới hạch
giao cảm nằm gần cột sống
o
Có
một số sợi xuất phát từ sừng bên chất xám tủy sống đoạn cổ 1- 7 đi đến hạch
giao cảm.
o
Các
sợi sau hạch đi tới nút xoang, nút nhĩ- thất và bó His.
s Kích thích dây thần kinh giao cảm đến
tim gây ra các tác dụng:
o
Tăng
tần số tim (tim đập nhanh hơn)
o
Tăng
lực co bóp cơ tim (tim đập mạnh hơn)
o
Tăng
trương lực cơ tim (cơ tim rắn hơn)
o
Tăng
tốc độ dẫn truyền xung động trong tim
o
Tăng
tính hưng phấn của cơ tim
s Hệ TK giao cảm tác dụng lên hoạt động
tim thông qua hóa chất trung gian là noradrenalin.
3.
Trình bày các phản xạ điều hòa hoạt động của tim.
- Hoạt động của tim luôn thay đổi để
phù hợp với nhu cầu của cơ thể:
s Khi nghỉ ngơi lưu lượng tim khoảng 4-
5l/ ph
s Lúc vận cơ nặng lưu lượng tim có thể
tăng lên từ 4- 6 lần để phù hợp với nhu cầu về oxy của cơ thể tăng lên gấp
khoảng 20 lần so với bình thường.
-
Tim có sự thích nghi và đáp ứng được với nhu cầu đó là
nhờ cơ chế điều hòa cơ bản:
s Tự điều hòa theo cơ chế Frank-
Starling
s Điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể
dịch
Các phản xạ điều hòa hoạt động tim
- Các phản xạ thường xuyên điều hòa
hoạt động tim
s Phản xạ giảm áp: áp suất máu ở quai
ĐMC và xoang ĐM cảnh tăng → tác động vào các rec nhận cảm áp suất ở đây → xuất
hiện các xung động chạy theo dây TK Hering về hành não → kích thích dây X → tim
đập chậm và yếu → HA giảm
s Phản xạ làm tăng nhịp tim: nồng độ O2
trong máu giảm, nồng độ khí CO2 tăng → tác động lên rec nhận cảm hóa
học ở thân ĐM cảnh và ĐMC → xuất hiện xung động đi theo dây TK Hering về hành
não → ức chế dây X → tim đập nhanh lên.
s Phản xạ tim- tim (phản xạ
Bainbridge): máu về tâm nhĩ P nhiều → căng vùng Bainbridge là vùng quanh 2 TMC
đổ vào tâm nhĩ P → phát sinh xung động đi theo các sợi cảm giác của dây X về
hành não → ức chế dây X → tim đập nhanh, có tác dụng thanh toán tình trạng ứ
trệ máu ở tim P. Phản xạ này làm THA.
- Các phản xạ bất thường điều hòa hoạt
động tim
s Phản xạ mắt- tim: khi tim đập nhanh
(≥ 140 lần/ ph), ép mạnh vào 2 nhãn cầu sẽ kích thích đầu mút dây V, tạo ra
xung động theo dây V về hành não, kích thích dây X, làm cho tim đập chậm lại.
s Phản xạ Goltz: bị đấm mạnh vào vùng
thượng vị, hoặc co kéo các tạng ở ổ bụng khi phẫu thuật, thì các kích thích cơ
học này sẽ kích thích vào đám rối dương, gây ra xung động theo dây tạng đi lên
hành não, kích thích dây X, làm cho tim đập chậm hoặc ngừng đập.
4.
Ảnh hưởng của vỏ não và 1 số trung tâm khác lên điều hòa
tim.
- Hoạt động của tim luôn thay đổi để
phù hợp với nhu cầu của cơ thể:
s Khi nghỉ ngơi lưu lượng tim khoảng 4-
5l/ ph
s Lúc vận cơ nặng lưu lượng tim có thể
tăng lên từ 4- 6 lần để phù hợp với nhu cầu về oxy của cơ thể tăng lên gấp
khoảng 20 lần so với bình thường.
-
Tim có sự thích nghi và đáp ứng được với nhu cầu đó là
nhờ cơ chế điều hòa cơ bản:
s Tự điều hòa theo cơ chế Frank-
Starling
s Điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể
dịch
Ảnh hưởng của vỏ não và một số trung tâm
thần kinh khác
- Hoạt động của vỏ não: các cảm xúc
mạnh như hồi hộp, sợ hãi làm biến đổi nhịp tim
s Khi hồi hộp tim đập nhanh
s Khi sợ hãi hoặc quá xúc động nhịp tim
có thể tăng lên, cũng có khi tim đập chậm, thậm chí ngừng đập.
- Trung tâm hô hấp ảnh hưởng đến trung
tâm dây X ở hành não:
s Khi hít vào, trung tâm hít vào ở hành
não ức chế trung tâm dây X, làm tim đập nhanh hơn 1 chút.
s Khi thở ra, trung tâm dây X thoát ức
chế, làm tim đập chậm lại 1 chút.
- Trung tâm nuốt ở hành não ảnh hưởng
đến trung tâm dây X: khi nuốt, trung tâm nuốt ức chế trung tâm dây X, làm tim
đập nhanh hơn 1 chút.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét