SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HÓA
1.
Nêu tên và tác dụng của các men tiêu hóa trong dạ dày
Dịch
tiêu hóa của dạ dày là sản phẩm bài tiết của các tuyến dạ dày gồm: HCl, chất
nhày, yếu tố nội và các men tiêu hóa. Các men tiêu hóa của dịch vị gồm:
a.
Pepsin
- Nguồn gốc:
s Do TB chính của tuyến sinh acid và TB
nhày của tuyến môn vị bài tiết dưới dạng tiền chất là pepsinogen không hoạt
động.
s Khi pepsinogen tiếp xúc với HCl, đặc
biệt khi chúng tiếp xúc với 1 ít pepsin được tạo ra trước đó cộng thêm HCl
chúng được hoạt hóa thành pepsin.
s Pepsin hoạt động mạnh nhất ở pH 2- 3
và bị bất hoạt ở pH > 5.
- Tác dụng
s Pepsin là một endopeptidase có tác
dụng thủy phân pr thành proteose, pepton và polypeptid.
s Có khả năng tiêu hóa collagen, thành
phần chủ yếu của mô liên kết giữa các TB của thịt. Chỉ khi các sợi collagen bị
tiêu hóa thì các enzym tiêu hóa khác mới thấm được vào thịt và tiêu hóa pr.
s Pepsin tiêu hóa khoảng 10- 20% pr
thức ăn.
b.
Lipase
- Nguồn gốc:
s TB chính của tuyến sinh acid bài tiết
ra.
s pH tối thuận của lipase dịch vị nằm
trong khoảng 4- 6.
- Tác dụng:
s Là một enzym yếu và chỉ tác dụng trên
những lipid đã nhũ tương hóa như lipid của sữa, trứng.
s Phân giải triglycerid thành acid béo
và diglycerid.
s Acid béo được giải phóng ở dạ dày sẽ
kích thích niêm mạc tá tràng bài tiết hormon cholecystokinin, hormon này kích
thích tụy bài tiết lipase.
c.
Gelatinase
- Nguồn gốc: do TB chính bài tiết ra
dưới dạng có hoạt tính
- Tác dụng: làm hóa lỏng một số phân tử
proteoglycan trong thịt.
d.
Men sữa
- Tác dụng ở pH tối thuận là 4
- Với sự có mặt của ion Ca2+,
men sữa làm caseinogen- một pr hòa tan trong sữa- kết tủa thành casein. Phần
chất lỏng rỉ ra gọi là nhũ thanh được đưa nhanh xuống ruột.
e.
Sự tiêu hóa tinh bột ở dạ dày
- Xảy ra chủ yếu dưới tác dụng của men
α- amylase của nước bọt.
- Trong dạ dày bình thường không có
enzym phân giải glucid nhưng sự phân giải glucid vẫn xảy ra ở dạ dày vì có α-
amylase của tuyến nước bọt lẫn với thức ăn ở giữa dạ dày chưa bị ngấm dịch vị.
Sự phân giải glucid diễn ra cho tới khi thức ăn được trộn đều với dịch vị và
trở thành vị trấp.
Vậy
khi pH giảm tới 4 thì amylase của nước bọt không còn tác dụng.
2.
Các giai đoạn bài tiết dịch vị
Sự bài
tiết dịch vị đáp ứng với một bữa ăn được chia thành 3 giai đoạn:
-
Giai
đoạn đầu
-
Giai
đoạn dạ dày
-
Giai
đoạn ruột
Ba
giai đoạn này gối lên nhau, hòa vào nhau để kích thích bài tiết dịch vị khi
thức ăn chưa vào dạ dày, ở trong dạ dày hoặc đã xuống ruột.
a.
Giai đoạn đầu
- Diễn ra trước khi thức ăn vào dạ dày.
- Khi ta ngửi, nhìn, nếm, nghĩ đến thức
ăn hoặc đang nhai, nuốt thức ăn thì dịch vị đã bài tiết. Ăn càng ngon miệng,
cường độ bài tiết dịch vị càng mạnh.
- Bài tiết dịch vị ở giai đoạn này theo
cơ chế phản xạ không điều kiện (nhai, nuốt thức ăn) và phản xạ có điều kiện
(ngửi, nhìn, nếm, nghĩ đến thức ăn). Cả 2 đều có đường truyền ra là dây X.
- Các trạng thái tâm lý cũng ảnh hưởng
rõ rệt đến bài tiết dịch vị:
s Giận dữ, hằn học làm tăng bài tiết
s Sợ hãi, lo âu làm giảm bài tiết
- Dịch vị giai đoạn đầu chiếm khoảng
20% dịch vị toàn bữa ăn.
b.
Giai đoạn dạ dày
- Diễn ra khi thức ăn vào dạ dày.
- Khi thức ăn vào dạ dày, được nhào
trộn và tiêu hóa trong dạ dày thì các tín hiệu kích thích từ dạ dày sẽ khởi
động các phản xạ dây X, phản xạ tại chỗ và các cơ chế giải phóng gastrin,
histamin.
- Cả 2 cơ chế thần kinh và hormon phối
hợp với nhau làm cho dịch vị được bài tiết liên tục trong suốt thời gian thức
ăn lưu giữ ở dạ dày.
- Lượng dịch vị bài tiết trong giai
đoạn này chiếm khoảng 70% dịch vị toàn bữa ăn.
c.
Giai đoạn ruột
- Diễn ra khi thức ăn xuống ruột non.
- Thức ăn vào ruột non làm căng tá
tràng, đồng thời HCl và các sản phẩm tiêu hóa pr trong vị trấp sẽ kích thích
niêm mạc tá tràng giải phóng một lượng nhỏ gastrin.
- Gastrin theo máu đến kích thích các
tuyến sinh acid của dạ dày bài tiết dịch vị.
- Dịch vị trong giai đoạn ruột chỉ
chiếm khoảng 10% dịch vị toàn bữa ăn.
- Sự ức chế bài tiết dịch vị của ruột:
s Trong một số điều kiện, các yếu tố ức
chế bài tiết dịch vị của ruột có thể mạnh hơn các yếu tố kích thích.
s VD khi vị trấp được đưa xuống tá
tràng quá nhiều thì sự căng quá mức của ruột non cùng các thành phần có trong
vị trấp sẽ khởi động các phản xạ ruột- dạ dày để ức chế bài tiết dịch vị. Các
tín hiệu trên cũng kích thích niêm mạc tá tràng và hỗng tràng bài tiết các
hormon cholecystokinin, secretin, GIP có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị, đặc
biệt cholecystokinin còn có tác dụng ngăn cản sự thoát vị trấp từ dạ dày xuống
tá tràng.
3.
Tác dụng của nhóm chất vô cơ, chất nhày và yếu tố nội trong
dịch vị.
a.
Chất vô cơ (HCl)
- Nguồn gốc:
s Do TB viền bài tiết
s Khi bị kích thích, TB viền bài tiết
một dung dịch chứa khoảng 150mmol HCl/ lít, pH ≈ 1.
s TB viền chứa những kênh nhỏ. HCl được
tạo ra ở màng nhung mao của kênh. Các kênh này đổ vào lòng ống tuyến sinh acid.
- Quá trình tạo HCl:
s
|
CO2 + H2O H2CO3 H+ + HCO3-
Ion H+
được bài tiết tích cực vào lòng kênh, đồng thời ion K+ đi vào TB. Sự
trao đổi tích cực giữa 2 ion này xảy ra dưới tác dụng của bơm H+- K+-
ATPase (bơm proton) (bơm này bị ức chế bởi omeprazol).
s Ion Cl- được vận chuyển tích
cực từ dịch ngoại bào vào bào tương của TB viền, sau đó khuyếch tán vào lòng
kênh.
s Tại lòng kênh ion H+ và
ion Cl- kết hợp với nhau để tạo thành HCl.
s
Ion HCO3- được tạo ra trong TB viền
sẽ trao đổi với ion Cl- theo cơ chế đồng vận chuyển ngược chiều để
ra dịch ngoại bào và kết hợp với ion Na+ tạo thành NaHCO3.
s Nước từ dịch ngoại bào đi qua TB vào
kênh để cân bằng áp suất thẩm thấu.
Kết
quả là khi HCl được bài tiết vào lòng ống tuyến dạ dày thì NaHCO3
được đưa thêm vào máu → sau một bữa ăn no, pH của máu có thể tăng lên.
Dịch ngoại bào
|
TB viền
|
Lòng kênh
|
|||||||||||||||||||||
CO2
K+
HCO3-
Cl-
|
CO2 + H2O
H2CO3
HCO3-
+ H+
|
K+
Cl-
H+
K+
|
Vận chuyển tích cực
Vận chuyển thụ động
Bơm
- Vai trò của HCl:
s Tạo pH cần thiết để hoạt hóa
pepsinogen
s Tạo pH tối thuận cho pepsin hoạt động
s Sát khuẩn: tiêu diệt các vi khuẩn có
trong thức ăn. Những người bài tiết ít HCl dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
s Phá vỡ lớp vỏ bọc sợi cơ thịt.
s Thủy phân cellulose ở thực vật non.
s Tham gia cơ chế đóng mở môn vị và tâm
vị.
- Một số chất vô cơ khác trong dịch vị:
NaHCO3, phosphat, clorua… số lượng không đáng kể và tác dụng không
quan trọng như HCl.
b.
Chất nhầy
- Nguồn gốc:
s Do các TB tuyến tâm vị, tuyến môn vị
và TB cổ của tuyến sinh acid bài tiết.
s Ngoài ra, trên toàn bộ bề mặt của
niêm mạc, ở giữa các tuyến, có một lớp TB nhầy gọi là TB nhầy bề mặt. Các TB
nhầy bề mặt bài tiết chất nhầy quánh và kiềm, không hòa tan, tạo thành một lớp
gel nhầy, dày trên 1mm bao phủ niêm mạc dạ dày.
-
Cấu tạo: gồm các phân tử glycopr giàu glucid, các phân tử
phospholipid và acid nucleic.
- Tác dụng:
s Màng chất nhầy dai và kiềm bảo vệ
niêm mạc dạ dày và tá tràng khỏi tác dụng ăn mòn và tiêu hóa của HCl và pepsin.
s Bình thường sự bài tiết chất nhày và
bài tiết HCl, pepsin tương đương với nhau nên dịch vị có thể tiêu hóa thức ăn
nhưng lại không thể tiêu hóa được bản thân dạ dày, tá tràng. Khi bài tiết chất
nhầy giảm sút, niêm mạc dạ dày dễ bị ăn mòn, gây hội chứng viêm loét dạ dày.
s Chất nhày cũng có tác dụng bôi trơn
làm cho thức ăn được vận chuyển dễ dàng.
- Bài tiết:
s Được bài tiết khi có các kích thích
cơ học (thức ăn chạm vào niêm mạc) hoặc kích thích hóa học (Ach, PG…).
s Cortisol và aspirin ức chế bài tiết
chất nhày.
c.
Yếu tố nội
- Nguồn gốc: do TB viền bài tiết cùng
HCl
- Tác dụng:
s Rất cần cho sự hấp thu sinh tố B12
ở hồi tràng
s Trong bệnh viêm dạ dày mạn tính, teo
niêm mạc dạ dày, TB viền bị phá hủy, BN không chỉ bị vô toan mà còn bị thiếu
máu ác tính vì vit B12 rất cần cho sự chín của HC ở tủy xương.
4.
Trình bày các hormon tham gia điều hòa bài tiết dịch vị
- Giữa các bữa ăn, dạ dày vẫn bài tiết
khoảng vài ml dịch vị/ 1 giờ. Đó là dịch vị cơ sở gồm chủ yếu là chất nhầy, một
ít pepsinogen và hầu như không có acid.
- Khi ăn, dịch vị được điều hòa theo cơ
chế TK và hormon. Hai cơ chế TK và hormon bổ sung cho nhau, điều hòa lẫn nhau
để kiểm soát sự bài tiết dịch vị.
a.
Gastrin
- Nguồn gốc: do các TB G vùng hang và
tá tràng bài tiết dưới tác dụng kích thích của dây X, của sự căng dạ dày và sự
có mặt của polypeptid trong dạ dày.
- Sau khi được bài tiết, gastrin sẽ
theo máu đến các tuyến sinh acid ở đáy và thân dạ dày. Tác dụng chủ yếu của
gastrin:
s Kích thích TB viền bài tiết HCl.
s Kích thích TB chính bài tiết
pepsinogen nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều. Sự bài tiết pepsinogen chủ yếu chịu
tác dụng của Ach.
- Tác dụng của sự thừa acid lên bài
tiết dịch vị:
s Khi độ acid của dịch vị càng cao
(pH< 3) cơ chế gastrin sẽ ngừng hoạt động do 2 nguyên nhân:
o
Độ
acid quá cao làm giảm hoặc ngừng bài tiết gastrin
o
Quá
nhiều acid trong dạ dày gây phản xạ TK ức chế để giảm bài tiết dịch vị.
s Sự ức chế ngược này đóng vai trò quan
trọng trong:
o
Bảo
vệ dạ dày chống lại độ acid quá cao có thể dẫn tới loét dạ dày
o
Duy
trì pH tối thuận cho hoạt động của pepsin.
b.
Histamin
-
Nguồn gốc: do các TB ưa crôm ở phần đáy của tuyến sinh
acid bài tiết. Khi có mặt acid trong dạ dày, một lượng nhỏ histamin được bài
tiết liên tục trong niêm mạc dạ dày.
- Tác dụng:
s Histamin gắn với rec H2
trên TB viền và kích thích TB này bài tiết HCl.
s Histamin có tác dụng hiệp đồng với
gastrin và Ach trên TB viền:
o
Khi
cả 3 chất có mặt đồng thời, sự có mặt của histamin với số lượng rất nhỏ cũng
làm tăng bài tiết HCl của TB viền lên rất nhiều.
o
Ức
chế tác dụng của histamin bằng thuốc phong tỏa rec H2 của histamin
(cimetidine) thì cả gastrin và Ach chỉ gây bài tiết một lượng nhỏ HCl.
c.
Một số hormon khác
- Hormon tủy thượng thận adrenalin và
noradrenalin làm giảm bài tiết dịch vị.
- Corticoid làm tăng bài tiết HCl và
pepsin nhưng làm giảm bài tiết chất nhày. Điều trị corticoid kéo dài có thể gây
loét hoặc chảy máu dạ dày.
5.
Trình bày cơ chế bài tiết dịch vị và nêu tác dụng của HCl
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét