Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Sinh lý nội tiết



1.       Nguồn gốc, bản chất, tác dụng của TSH và điều hòa bài tiết.
a.  Nguồn gốc
TSH là hormon kích thích tuyến giáp do thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết.
b.  Bản chất hóa học
TSH là 1 glycopr, có TLPT 28.000
c.   Tác dụng
-       Tác dụng lên cấu trúc tuyến giáp
s  Tăng số lượng và kích thước TB tuyến giáp trong mỗi nang giáp.
s  Tăng biến đổi các TB nang giáp từ dạng khối sang dạng trụ (dạng bài tiết).
s  Tăng phát triển hệ thống mao mạch của tuyến giáp.
-       Tác dụng lên chức năng tuyến giáp
s  Tăng hoạt động bơm iod do đó làm tăng khả năng bắt iod của TB tuyến giáp.
s  Tăng gắn iod vào tyrosin để tạo hormon tuyến giáp.
s  Tăng phân giải thyroglobulin được dự trữ trong lòng nang để giải phóng hormon tuyến giáp vào máu và do đó làm giảm chất keo trong lòng nang giáp.
d.  Điều hòa bài tiết
Mức bài tiết TSH của tuyến yên chịu sự điều khiển từ trên xuống dưới của TRH vùng dưới đồi và chịu sự điều hòa ngược của tuyến đích là tuyến giáp.
-       Điều khiển từ trên xuống:
s  Nếu nồng độ TRH vùng dưới đồi tăng thì tuyến yên sẽ bài tiết nhiều TSH và ngược lại nếu nồng độ TRH giảm thì nồng độ TSH giảm.
s  Khi trục dưới đồi- tuyến yên bị tổn thương, mức bài tiết TSH của tuyến yên có thể giảm tới mức bằng 0.
-       Điều hòa ngược của tuyến đích:
s  Điều hòa ngược âm tính: nồng độ hormon T3, T4 giảm → kích thích vùng dưới đồi, tuyến yên tăng bài tiết TRH, TSH → kích thích tuyến giáp tăng bài tiết để đưa nồng độ T3, T4 trở về mức bình thường.
s  Điều hòa ngược dương tính:
o  Khi bị lạnh hoặc stress, nồng độ T3, T4 tăng → kích thích tuyến yên tăng bài tiết TSH → càng làm tăng bài tiết T3, T4 → là một cơ chế bảo vệ giúp cơ thể chống lại lạnh, stress.
o  Kiểu điều hòa này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó lại trở lại kiểu điều hòa ngược âm tính thông thường. Nếu kéo dài tình trạng này → tình trạng bệnh lý.

2.       Nguồn gốc, bản chất, tác dụng của FSH, LH và điều hòa bài tiết.
a.  Nguồn gốc
FSH và LH đều do thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết
-       FSH là hormon kích thích nang trứng
-       LH là hormon kích thích hoàng thể
b.  Bản chất hóa học
-       Cả FSH và LH đều là glycoprotein
s  FSH được cấu tạo bởi 236 aa với TLPT 32.000
s  LH có 215 aa và TLPT 30.000
-       Lượng carbon hydrat gắn với pr trong phân tử của FSH và LH thay đổi trong những điều kiện khác nhau → hoạt tính thay đổi
c.   Tác dụng
Hormon
Tuyến sinh dục nam (tinh hoàn)
Tuyến sinh dục nữ (buồng trứng)
FSH
-  Kích thích ống sinh tinh phát triển.
-  Kích thích TB Sertoli nằm ở thành ống sinh tinh phát triển và bài tiết các chất tham gia vào quá trình sản sinh tinh trùng.
Kích thích các nang noãn phát triển, đặc biệt là kích thích tăng sinh lớp TB hạt để từ đó tạo thành lớp vỏ (lớp áo) của nang noãn.
LH
-    Kích thích TB kẽ Leydig (nằm giữa các ống sinh tinh) phát triển.
-    Kích thích TB kẽ Leydig bài tiết testosteron.
-  Phối hợp với FSH làm phát triển nang noãn tiến tới chín.
-  Phối hợp với FSH gây hiện tượng phóng noãn.
-  Kích thích những TB hạt và lớp vỏ còn lại phát triển thành hoàng thể.
-  Kích thích lớp TB hạt của nang noãn và hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron.
d.  Điều hòa bài tiết
-       Hai hormon FSH và LH chỉ bắt đầu được bài tiết từ tuyến yên của TE ở lứa tuổi 9- 10 tuổi. Lượng bài tiết 2 hormon này tăng dần và có mức cao nhất vào tuổi dậy thì.
-       Bình thường nồng độ FSH và LH ở nữ dao động trong CKKN còn ở nam giới thì không thấy hiện tượng này.
Điều hòa bài tiết
-       Do tác dụng kích thích của hormon vùng dưới đồi GnRH.
-       Do tác dụng điều hòa ngược của hormon sinh dục
s  Điều hòa ngược âm tính của testosteron
o  Nồng độ testosteron trong máu tăng → ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên làm giảm bài tiết GnRH và FSH, LH. Ngược lại, nồng độ testosteron giảm sẽ kích thích bài tiết FSH và LH.
o  Tác dụng điều hòa ngược của testosteron chủ yếu tác dụng lên sự bài tiết GnRH vùng dưới đồi, thông qua hormon này điều hòa bài tiết FSH, LH, tác dụng trực tiếp lên tuyến yên rất yếu.
s  Tác dụng ức chế bài tiết FSH của inhibin
o  Inhibin do TB Sertoli nằm ở thành ống sinh tinh và hoàng thể bài tiết.
o  Có tác dụng ức chế bài tiết FSH mạnh hơn tác dụng ức chế bài tiết GnRH từ vùng dưới đồi.
¸     Khi ống sinh tinh sản sinh quá nhiều tinh trùng, TB Sertoli bài tiết inhibin → lượng FSH được bài tiết từ tuyến yên giảm → giảm bớt quá trình sinh tinh trùng ở ống sinh tinh.
¸     Inhibin được bài tiết vào cuối CKKN hàng tháng để làm giảm FSH và LH ở thời điểm này.
s  Điều hòa ngược âm tính của estrogen và progesteron
o  Cả estrogen và progesteron đều có tác dụng ức chế bài tiết FSH và LH, tuy nhiên khi có mặt progesteron thì tác dụng ức chế của estrogen tăng lên nhiều lần.
o  Hai hormon này tác dụng điều hòa ngược lên FSH và LH nhờ tác dụng trực tiếp lên tuyến yên, tác dụng lên vùng dưới đồi yếu hơn và chủ yếu để làm thay đổi tần số nhịp bài tiết GnRH.
s  Điều hòa ngược dương tính của estrogen: vào thời điểm 24- 48h trước phóng noãn, nồng độ estrogen trong máu rất cao → kích thích tuyến yên bài tiết FSH và đặc biệt là LH với nồng độ rất cao.

3.       Nguồn gốc, bản chất, tác dụng của T3, T4 lên hệ tim mạch và điều hòa bài tiết.
a.  Nguồn gốc
Hai hormon tuyến giáp T3 (triiodothyronin) và T4 (tetraiodothyronin) được tổng hợp tại TB của nang giáp.
b.  Bản chất hóa học
Là dẫn xuất có iod của tyrosin, được tổng hợp từ 2 tiền chất là monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT).
c.   Tác dụng lên hệ thống tim mạch
-       Tác dụng lên mạch máu
s  Hormon giáp làm tăng chuyển hóa của hầu hết TB do đó làm tăng mức tiêu thụ O2 đồng thời tăng giải phóng các sản phẩm chuyển hóa cuối cùng.
s  Các sản phẩm chuyển hóa này có tác dụng giãn mạch ở hầu hết các mô trong cơ thể → tăng lượng máu, đặc biệt lượng máu đến da bởi vì cơ thể có nhu cầu tăng thải nhiệt.
s  Khi lượng máu đến mô tăng thì lưu lượng tim cũng tăng, đôi khi có thể tăng 60% trên mức bình thường nếu hormon tuyến giáp được bài tiết quá nhiều.
-       Tác dụng lên nhịp tim
s  Hormon tuyến giáp có tác dụng tăng nhịp tim rõ hơn là tăng lưu lượng tim. Tác dụng này có lẽ do hormon tuyến giáp kích thích trực tiếp lên tim → tim đập nhanh và mạnh hơn.
s  Sự đáp ứng nhạy cảm của nhịp tim đối với hormon tuyến giáp là một dấu hiệu quan trọng trên LS để đánh giá mức độ bài tiết hormon tuyến giáp.
-       Tác dụng lên huyết áp
s  HATB không thay đổi.
s  Do tim đập nhanh và mạnh hơn nên HATT có thể tăng từ 10- 15mmHg, ngược lại HATTr lại giảm do giãn mạch ở những người bị ưu năng tuyến giáp.
d.  Điều hòa bài tiết
-       Do nồng độ TSH của tuyến yên: TSH của tuyến yên kích thích tuyến giáp bài tiết T3, T4, do vậy:
s  Nếu TSH tăng thì T3, T4 sẽ được bài tiết nhiều
s  Nếu TSH giảm thì T3, T4 sẽ được bài tiết ít.
-       Khi bị lạnh hoặc stress nồng độ T3, T4 sẽ được bài tiết nhiều → kích thích tuyến yên tăng bài tiết TSH → càng làm tăng bài tiết T3, T4 → là một cơ chế bảo vệ giúp cơ thể chống lại lạnh, stress. Kiểu điều hòa này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó lại trở lại kiểu điều hòa ngược âm tính thông thường. Nếu kéo dài tình trạng này → tình trạng bệnh lý.
-       Cơ chế tự điều hòa:
s  Nồng độ iod vô cơ cao trong tuyến giáp sẽ ức chế bài tiết T3, T4.
s  Nồng độ iod hữu cơ cao → giảm thu nhận iod → giảm tổng hợp T3, T4.
4.       Nguồn gốc, bản chất, tác dụng của T3, T4 lên hệ TK- cơ và điều hòa bài tiết.
a.  Nguồn gốc
Hai hormon tuyến giáp T3 (triiodothyronin) và T4 (tetraiodothyronin) được tổng hợp tại TB của nang giáp.
b.  Bản chất hóa học
Là dẫn xuất có iod của tyrosin, được tổng hợp từ 2 tiền chất là monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT).
c.   Tác dụng lên hệ thống thần kinh cơ
-       Tác dụng lên hệ TKTW: hormon tuyến giáp kích thích sự phát triển cả về kích thước và về chức năng của não.
s  Nhược năng tuyến giáp gây tình trạng chậm chạp trong suy nghĩ, ngủ nhiều. Nếu nhược năng xảy ra lúc mới sinh hoặc vài năm đầu sau khi sinh mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến kém phát triển về trí tuệ.
s  Ưu năng tuyến giáp gây trạng thái căng thẳng, khuynh hướng rối loạn tâm thần như lo lắng quá mức, hoang tưởng, mệt mỏi, khó ngủ.
-       Tác dụng lên chức năng cơ
s  Tăng nhẹ hormon tuyến giáp thường làm cơ tăng phản ứng.
s  Nếu lượng hormon được bài tiết quá nhiều thì cơ trở nên yếu vì tăng thoái hóa pr của cơ.
s  Thiếu hormon tuyến giáp, cơ trở nên chậm chạp, nhất là giãn cơ chậm sau khi co.
s  Một trong những dấu hiệu đặc trưng của ưu năng tuyến giáp là run cơ
o  Biểu hiện: run cơ nhanh nhưng nhẹ với tần số 10- 15 lần/ ph (khác run cơ của Parkinson là run cơ biên độ lớn).
o  Nguyên nhân: có thể do các synap của trung tâm điều hòa trương lực cơ ở tủy sống được hoạt hóa quá mức.
o  Run là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá mức độ tác dụng của hormon tuyến giáp đối với hệ TKTW.
d.  Điều hòa bài tiết
-       Do nồng độ TSH của tuyến yên: TSH của tuyến yên kích thích tuyến giáp bài tiết T3, T4, do vậy:
s  Nếu TSH tăng thì T3, T4 sẽ được bài tiết nhiều
s  Nếu TSH giảm thì T3, T4 sẽ được bài tiết ít.
-       Khi bị lạnh hoặc stress nồng độ T3, T4 sẽ được bài tiết nhiều → kích thích tuyến yên tăng bài tiết TSH → càng làm tăng bài tiết T3, T4 → là một cơ chế bảo vệ giúp cơ thể chống lại lạnh, stress. Kiểu điều hòa này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó lại trở lại kiểu điều hòa ngược âm tính thông thường. Nếu kéo dài tình trạng này → tình trạng bệnh lý.
-       Cơ chế tự điều hòa:
s  Nồng độ iod vô cơ cao trong tuyến giáp sẽ ức chế bài tiết T3, T4.
s  Nồng độ iod hữu cơ cao → giảm thu nhận iod → giảm tổng hợp T3, T4.

5.       Nguồn gốc, bản chất, tác dụng của T3, T4 lên chuyển hóa TB và điều hòa bài tiết.
a.  Nguồn gốc
Hai hormon tuyến giáp T3 (triiodothyronin) và T4 (tetraiodothyronin) được tổng hợp tại TB của nang giáp.
b.  Bản chất hóa học
Là dẫn xuất có iod của tyrosin, được tổng hợp từ 2 tiền chất là monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT).
c.   Tác dụng lên chuyển hóa TB
-       Làm tăng hoạt động chuyển hóa của hầu hết các mô trong cơ thể. Mức chuyển hóa cơ sở có thể tăng 60- 100% trên mức bình thường nếu hormon tuyến giáp được bài tiết nhiều.
-              Tăng tốc độ các phản ứng hóa học, tăng tiêu thụ và thoái hóa thức ăn để cung cấp năng lượng.
-       Tăng số lượng và kích thước các ty thể → tăng tổng hợp ATP để cung cấp năng lượng cho các hoạt động chức năng của cơ thể.
Khi nồng độ hormon giáp quá cao → các ty thể phồng to → tình trạng mất cân xứng giữa quá trình oxy hóa và phosphoryl hóa → một lượng lớn năng lượng sẽ thải ra dưới dạng nhiệt chứ không được tổng hợp dưới dạng ATP.
-       Tăng vận chuyển ion qua màng TB:
s  Hormon tuyến giáp có tác dụng hoạt hóa enzym ATPase của bơm Na+- K+- ATPase → tăng vận chuyển cả ion natri và kali qua màng TB của một số mô.
s  Quá trình này cần sử dụng năng lượng và tăng sinh nhiệt → đây là một trong những cơ chế làm tăng chuyển hóa cơ sở của hormon giáp.
d.  Điều hòa bài tiết
-       Do nồng độ TSH của tuyến yên: TSH của tuyến yên kích thích tuyến giáp bài tiết T3, T4, do vậy:
s  Nếu TSH tăng thì T3, T4 sẽ được bài tiết nhiều
s  Nếu TSH giảm thì T3, T4 sẽ được bài tiết ít.
-       Khi bị lạnh hoặc stress nồng độ T3, T4 sẽ được bài tiết nhiều → kích thích tuyến yên tăng bài tiết TSH → càng làm tăng bài tiết T3, T4 → là một cơ chế bảo vệ giúp cơ thể chống lại lạnh, stress. Kiểu điều hòa này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó lại trở lại kiểu điều hòa ngược âm tính thông thường. Nếu kéo dài tình trạng này → tình trạng bệnh lý.
-       Cơ chế tự điều hòa:
s  Nồng độ iod vô cơ cao trong tuyến giáp sẽ ức chế bài tiết T3, T4.
s  Nồng độ iod hữu cơ cao → giảm thu nhận iod → giảm tổng hợp T3, T4.

6.       Tác dụng của cortisol lên chuyển hóa glucid, protid, lipid.
-       Cortisol là hormon của tuyến vỏ thượng thận, được bài tiết từ lớp bó của vỏ thượng thận.
-       Cortisol là hợp chất steroid, có 21C, được tổng hợp từ những mẩu acetat theo con đường cholesterol.
a.  Tác dụng lên chuyển hóa glucid
-       Tăng tạo đường mới ở gan (tạo glucose từ nguồn nguyên liệu là pr và các chất khác): mức tăng tạo đường mới dưới tác dụng của cortisol có thể tăng 6- 10 lần. Tác dụng này là do:
s  Cortisol làm tăng tất cả các enzym tham gia trong quá trình chuyển hóa aa thành glucose ở gan.
s  Cortisol làm tăng huy động aa từ các mô ngoài gan mà chủ yếu từ cơ vào huyết tương rồi vào gan → thúc đẩy quá trình tạo glucose ở gan → tăng dự trữ glucose ở gan.
-       Giảm tiêu thụ glucose ở TB: cortisol làm giảm nhẹ mức tiêu thụ glucose của TB khắp mọi nơi trong cơ thể. Cơ chế hiện tượng này vẫn chưa rõ.
-       Do một mặt làm tăng tạo đường mới, một mặt làm giảm tiêu thụ glucose ở TB nên cortisol có tác dụng làm tăng đường huyết và có thể gây ra đái tháo đường.
b.  Tác dụng lên chuyển hóa protid
-       Giảm pr của TB: một trong những tác dụng chính của cortisol lên hệ thống chuyển hóa của cơ thể là giảm dự trữ pr của tất cả các TB trừ TB gan do:
s  Làm tăng thoái hóa pr ở TB
s  Làm giảm sinh tổng hợp pr.
-       Tăng vận chuyển aa vào TB gan đồng thời làm tăng hàm lượng enzym tham gia vào quá trình sinh tổng hợp pr ở gan → cortisol làm tăng sử dụng aa ở TB gan cho quá trình sinh tổng hợp pr và tạo đường mới.
-       Tăng nồng độ aa huyết tương đồng thời làm giảm vận chuyển aa vào TB trừ TB gan.
c.   Tác dụng lên chuyển hóa lipid
-       Tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ → tăng nồng độ acid béo tự do trong huyết tương.
-       Tăng oxy hóa acid béo tự do ở TB để tạo năng lượng.
-       Khi cortisol được bài tiết quá nhiều → tăng lắng đọng mỡ và rối loạn phân bố mỡ trong cơ thể. Mỡ thường ứ đọng ở mặt, vùng ngực và bụng. Cơ chế chưa rõ, có lẽ do cortisol một mặt làm tăng sự ngon miệng, mặt khác tăng bài tiết insulin.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét