Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Sinh lý nội tiết



1.       Tác dụng của cortisol chống stress và chống viêm.
-       Cortisol là hormon của tuyến vỏ thượng thận, được bài tiết từ lớp bó của vỏ thượng thận.
-       Cortisol là hợp chất steroid, có 21C, được tổng hợp từ những mẩu acetat theo con đường cholesterol.
a.  Tác dụng chống stress
-       Trong tình trạng stress, ngay lập tức nồng độ ACTH tăng trong máu, sau đó vài phút sự bài tiết cortisol cũng tăng lên → có thể chống lại được các stress. Đây là tác dụng có tính sinh mạng.
-       Những loại stress có tác dụng làm tăng nồng độ cortisol thường gặp: chấn thương, NK cấp, quá nóng hoặc quá lạnh, phẫu thuật, tiêm các chất gây hoại tử dưới da, hầu hết các bệnh gây suy nhược, sự căng thẳng TK quá mức.
-       Cơ chế chống stress của cortisol chưa rõ:
s  Có thể do cortisol huy động nhanh chóng nguồn aa và mỡ dự trữ để cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho việc tổng hợp các chất khác bao gồm:
o  glucose là chất rất cần cho mọi TB hoặc
o  một số hợp chất như purin, pyrimidin, creatin phosphat là những chất rất cần cho sự duy trì đời sống TB và sinh sản các TB mới.
s  Có thể do cortisol làm tăng vận chuyển nhanh dịch vào hệ thống mạch nên giúp cơ thể chống lại tình trạng shock.
b.  Tác dụng chống viêm
-       Cortisol có tác dụng làm giảm tất cả các giai đoạn của quá trình viêm do đó có tác dụng chống viêm mạnh và trên LS tác dụng này được ứng dụng nhiều.
-       Cơ chế chống viêm của cortisol:
s  Cortisol làm vững bền màng lysosom → lysosom khó phồng căng và khó vỡ. Hầu hết các enzym phân giải pr được giải phóng ra từ mô viêm và làm tăng phản ứng viêm đều được dự trữ trong các lysosom. Khi lysosom khó vỡ thì những sản phẩm trên sẽ không được bài tiết.
s  Cortisol ức chế enzym phospholipase A2 là enzym tham gia trong quá trình tổng hợp PG, leukotrien → giảm phản ứng viêm bởi chính 2 hợp chất này gây ra giãn mạch, tăng nhiệt độ, tăng tính thấm của mao mạch.

2.       Nguồn gốc, tác dụng và cơ chế tác dụng của Adrenalin.
a.  Nguồn gốc
PNMT
 
DBH
 
DDC
 
Adrenalin là hormon của tủy thượng thận được tổng hợp từ L- tyrosin (là một aa có trong thức ăn) theo sơ đồ dưới đây:
TH
 
L- tyrosin → L- DOPA → Dopamin → Noradrenalin → Adrenalin
TH: Tyrosin hydroxylase
DDC: Dopa Decarboxylase
DBH: Dopamin β hydroxylase
PNMT: Phenethanolamin- N- Methyl- Transferase
b.  Tác dụng
Adrenalin (và noradrenalin) trong máu khi được đưa đến các cơ quan đích chúng gây ra các tác dụng hầu như giống tác dụng của hệ TK giao cảm. Điểm khác duy nhất là thời gian tác dụng từ 5- 10ph vì các hormon này thải trừ chậm hơn so với các hoạt động của hệ TK giao cảm.
-       Trên cơ tim: làm tim đập nhanh, làm tăng lực co bóp của cơ tim.
-       Trên mạch máu: làm co mạch dưới da, giãn mạch vành, mạch não, mạch thận và mạch cơ vân do đó làm tăng HA tối đa.
-       Trên các cơ trơn khác: làm giãn cơ trơn ruột non, tử cung, phế quản, bàng quang, giãn đồng tử.
-       Làm tăng mức chuyển hóa của toàn bộ cơ thể: làm tăng tiêu thụ oxy và tăng sinh nhiệt → làm tăng hoạt động và sự hưng phấn của cơ thể.
-       Làm tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan và cơ, do đó tăng giải phóng glucose vào máu.
-       Noradrenalin có tác dụng giống adrenalin nhưng tác dụng trên mạch máu thì mạnh hơn, làm tăng cả HA tối đa và HA tối thiểu do làm co mạch toàn thân. Các tác dụng lên tim, lên cơ trơn, đặc biệt là tác dụng lên chuyển hóa thì yếu hơn adrenalin.
c.   Cơ chế tác dụng
-       Adr và noradr khi đến TB đích, trước tiên là gắn vào các rec có trên màng TB đích.
-       Phức hợp hormon- rec hoạt hóa một chuỗi các phản ứng hóa học tiếp theo xảy ra tại bào tương của TB đích.
-       Tại mô đích có 2 loại rec tiếp nhận adr và noradr là α rec (α1, α2) và β rec (β1, β2). Tác dụng của 2 hormon này lên rec ở mô đích không giống nhau do:
s  Noradr kích thích chủ yếu lên α rec, tác dụng của nó lên β rec rất yếu.
s  Adr kích thích cả α và  β rec với hiệu quả tương đương nhau.
Như vậy tác dụng của 2 hormon này lên các cơ quan đích phụ thuộc chủ yếu vào rec ở cơ quan đó.
VD:
o  Cơ tim: chủ yếu là β1 → tăng lực co bóp và tăng nhịp
o  Phế quản: chủ yếu là β2 → giãn phế quản
o  Mạch máu: α → co mạch, β2 → giãn mạch
-       Điều hòa bài tiết:
s  Trong điều kiện cơ sở hai hormon adr và noradr được bài tiết ít.
s  Trong tình trạng stress, lạnh, đường huyết giảm hoặc kích thích hệ giao cảm thì tuyến tủy thượng thận tăng bài tiết cả 2 hormon này.

3.       Nguồn gốc, bản chất, tác dụng của insulin lên chuyển hóa glucid, protid, lipid.
a.  Nguồn gốc
Do TB β của tiểu đảo Langerhans của tụy nội tiết bài tiết.
b.  Bản chất hóa học
Insulin là một pr nhỏ với TLPT 5.808, được cấu tạo bởi 2 chuỗi aa có nối với nhau bằng những cầu nối disulfua. Khi hai chuỗi aa này bị tách ra thì hoạt tính sẽ mất.
c.   Tác dụng
(1)   Tác dụng lên chuyển hóa glucid: insulin là hormon có tác dụng làm giảm nồng độ glucose trong máu.
-       Tăng thoái hóa glucose ở cơ
s  Bình thường màng TB cơ chỉ cho glucose khuếch tán qua rất ít trừ khi có tác dụng kích thích của insulin.
s  Ngoài bữa ăn lượng insulin bài tiết rất ít nên glucose khó khuếch tán qua màng TB cơ.
s  TB cơ sử dụng nhiều glucose khi:
o  Khi lao động nặng hoặc luyện tập thì TB cơ có thể sử dụng một lượng lớn glucose mà không cần một lượng insulin tương ứng vì khi đó có một lý do nào đó chưa rõ đã làm cho màng TB cơ đang vận động tăng tính thấm với glucose.
o  TB cơ sử dụng nhiều glucose trong thời gian vài giờ sau bữa ăn. Lúc này nồng độ glucose trong máu tăng cao, tuyến tụy bài tiết một lượng lớn insulin. Nồng độ insulin tăng đã làm vận chuyển glucose vào TB.
-       Tăng dự trữ glycogen ở cơ
s  Sau bữa ăn mà cơ không vận động thì glucose vẫn được vận chuyển vào TB cơ.
s  Lượng glucose không được sử dụng sẽ được tích trữ lại dưới dạng glycogen và được dùng khi cần.
-       Tăng thu nhập, dự trữ và sử dụng glucose ở gan
s  Hầu hết glucose được hấp thu từ ruột vào máu sau bữa ăn trở thành dạng glycogen dự trữ hầu như ngay tức khắc tại gan. Khi đói nồng độ glucose trong máu giảm, tuyến tụy giảm bài tiết insulin → glycogen của gan sẽ được phân giải thành glucose làm cho nồng độ glucose trong máu không giảm xuống quá thấp.
s  Khi lượng glucose được đưa vào TB gan quá nhiều
o  Được dự trữ dưới dạng glycogen như đã trình bày ở trên hoặc
o  Dưới tác dụng của insulin, lượng glucose thừa sẽ được chuyển thành acid béo → chuyển đến mô mỡ dưới dạng phân tử lipopr tỷ trọng thấp và lắng đọng dưới các mô mỡ dự trữ.
-       Ức chế quá trình tạo đường mới
s  Insulin làm giảm số lượng và hoạt tính của các enzym tham gia vào quá trình tạo đường mới.
s  Insulin làm giảm giải phóng aa từ các cơ và từ các mô khác vào gan → giảm nguyên liệu của quá trình tạo đường mới.
(2)   Tác dụng lên chuyển hóa lipid
-       Tăng tổng hợp acid béo và vận chuyển acid béo đến mô mỡ: dưới tác dụng của insulin
s  Glucose được sử dụng nhiều cho mục đích sinh năng lượng nên đã «tiết kiệm» được lipid.
s  Lượng glucose không được sử dụng hết sẽ được tổng hợp thành acid béo ở gan và được vận chuyển đến mô mỡ.
-       Tăng tổng hợp triglycerid từ acid béo để tăng dự trữ lipid ở mô mỡ
(3)   Tác dụng lên chuyển hóa protein và sự tăng trưởng: insulin có tác dụng tăng tổng hợp và dự trữ pr → tham gia làm phát triển cơ thể.
-       Tăng vận chuyển tích cực các aa vào trong TB.
-       Tăng sao chép chọn lọc phân tử ADN mới ở nhân TB đích để tạo thành mARN.
-       Tăng dịch mã mARN tại Rb để tạo thành các phân tử pr mới.

4.       Nguồn gốc, tác dụng của glucagon lên chuyển hóa glucid, lipid.
a.  Nguồn gốc
-       Glucagon được bài tiết từ các TB α của tiểu đảo Langerhans khi nồng độ glucose giảm trong máu.
-       Glucagon là một polypeptid có 29 aa với TLPT là 3.485
b.  Tác dụng
-       Tác dụng lên chuyển hóa glucid
s  Tăng phân giải glycogen ở gan → tăng nồng độ glucose máu sau vài phút.
s  Tăng tạo đường mới ở gan: glucagon làm tăng mức vận chuyển aa vào TB gan rồi sau đó lại tăng chuyển aa thành glucose → ngay cả khi glycogen ở gan đã bị phân giải hết, nếu tiếp tục truyền glucagon vào cơ thể thì nồng độ glucose máu vẫn tiếp tục tăng.
-       Tác dụng lên chuyển hóa lipid: chỉ xuất hiện khi glucagon được bài tiết quá mức.
s  Tăng phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ thành acid béo để tạo năng lượng do hoạt hóa lipase ở mô mỡ dự trữ.
s  Ức chế tổng hợp triglycerid ở gan và ức chế vận chuyển acid béo từ máu vào gan → góp phần làm tăng lượng acid béo cung cấp cho các mô khác để tạo năng lượng.
c.   Điều hòa bài tiết
-       Ảnh hưởng của nồng độ glucose máu:
s  Nồng độ glucose máu giảm xuống dưới 70mg/ dl sẽ kích thích TB α của tiểu đảo Langerhans tăng bài tiết glucagon lên nhiều lần so với bình thường.
s  Nồng độ glucose tăng sẽ làm giảm bài tiết glucagon.
-       Ảnh hưởng của nồng độ aa máu: nồng độ aa tăng cao trong máu, đặc biệt alanin và arginin (VD sau bữa ăn) sẽ kích thích tăng bài tiết glucagon.
-       Ảnh hưởng của vận động: luyện tập và lao động nặng, nồng độ glucagon có thể tăng từ 4- 5 lần, cơ chế chưa rõ.

5.       Các hormon tác dụng lên sự phát triển cơ thể.
6 hormon: GH, T3, T4, testosteron, estrogen, calcitonin, insulin
a.  GH
-       Nguồn gốc: hormon phát triển cơ thể do thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết.
-       Bản chất: tử pr chứa 191 aa trong một chuỗi đơn và có TLPT là 22.005.
-       Tác dụng:
s  Vừa làm tăng kích thước TB, vừa làm tăng quá trình phân chia TB → làm tăng trọng lượng cơ thể, làm tăng kích thước các phủ tạng.
s  Kích thích mô sụn và xương phát triển làm cho dài và dày xương.
o  Tăng lắng đọng pr ở các TB sụn và TB tạo xương
o  Tăng tốc độ sinh sản các TB sụn và TB tạo xương
o  Tăng chuyển các TB sụn thành các TB tao xương.
s  Kích thích sinh tổng hợp pr
o  Tăng vận chuyển aa qua màng TB
o  Tăng quá trình sao chép ADN của nhân TB để tạo ARN
o  Tăng quá trình dịch mã ARN để làm tăng tổng hợp pr từ Rb
o  Giảm quá trình thoái hóa pr và aa
s  Tăng tạo năng lượng từ nguồn lipid
o  Tăng giải phóng acid béo từ các mô mỡ dự trữ → tăng nồng độ acid béo trong máu.
o  Tác dụng huy động lipid của GH là một trong những tác dụng quan trọng nhất nhằm tiết kiệm pr để dùng nó cho sự phát triển cơ thể.
s  Tác dụng lên chuyển hóa glucid: GH làm tăng bài tiết insulin của tuyến tụy nội tiết
o  GH làm tăng nồng độ glucose trong máu đã kích thích tuyến tụy nội tiết bài tiết insulin.
o  GH kích thích trực tiếp lên TB β của tuyến tụy.
Insulin có tác dụng tăng tổng hợp và dự trữ pr → tham gia làm phát triển cơ thể.
b.  T3, T4
-       Nguồn gốc: các hormon tuyến giáp được tổng hợp tại TB của nang giáp.
-       Bản chất: là dẫn xuất có iod của tyrosin, được tổng hợp từ 2 tiền chất là monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT).
-       Tác dụng
s  Làm tăng tốc độ phát triển.
o  Ở những đứa trẻ bị ưu năng tuyến giáp, sự phát triển của xương nhanh hơn nên đứa trẻ cao sớm hơn so với tuổi nhưng xương cũng trưởng thành nhanh hơn, cốt hóa sớm hơn làm cho thời kỳ trưởng thành của đứa trẻ ngắn lại và đứa trẻ có chiều cao của người trưởng thành sớm hơn.
o  Ở trẻ bị nhược năng tuyến giáp, mức phát triển sẽ chậm lại, nếu không được phát hiện và điều trị sớm đứa trẻ sẽ bị lùn.
s  Thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển não trong thời kỳ bào thai và trong vài năm đầu sau khi sinh.
o  Nếu lượng hormon tuyến giáp không được bài tiết đủ trong thời kỳ bào thai thì sự phát triển và trưởng thành của não sẽ chậm lại, não của đứa trẻ sẽ nhỏ hơn bình thường.
o  Nếu không được điều trị bằng hormon tuyến giáp ngay vài ngày đến vài tuần sau khi sinh thì trí tuệ của đứa trẻ sẽ không phát triển.
s  Hormon tuyến giáp cần cho sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục.

Thừa T3, T4
Thiếu T3, T4
Nam
Gây bất lực
Có thể mất dục tính hoàn toàn
Nữ
Gây ít kinh hoặc vô kinh và giảm dục tính
Gây băng kinh, đa kinh
c.   Testosteron
-       Nguồn gốc: do TB Leydig nằm ở khoảng kẽ ống sinh tinh bài tiết, một phần do vỏ thượng thận bài tiết.
-       Bản chất: là một hợp chất steroid có 19C được tổng hợp từ cholesterol và acetyl- CoA.
-       Tác dụng:
s  Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nam thứ phát kể từ tuổi dậy thì gồm:
o  Phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh
o  Mọc lông mu, lông nách, mọc râu
o  Gây hói đầu
o  Giọng nói trầm do thanh quản mở rộng
o  Da dày thô, mọc trứng cá
s  Tác dụng lên chuyển hóa pr và cơ
o  Làm tăng tổng hợp pr, đặc biệt ở cơ nên khối cơ ở nam có thể tăng hơn 50% so với nữ giới.
o  Ngoài cơ, những vị trí khác của cơ thể cũng có hiện tượng tăng lượng pr, VD tăng lắng đọng pr ở da làm cho da dày hơn, phì đại niêm mạc thanh quản, phì đại dây thanh âm làm giọng nói trầm hơn nữ.
s  Tác dụng lên xương
o  Làm tăng tổng hợp khung pr của xương.
o  Phát triển và cốt hóa sụn liên hợp ở đầu xương dài.
o  Làm dày xương.
o  Tăng lắng đọng muối calci phosphat ở xương do đó làm tăng sức mạnh của xương.
o  Đối với xương chậu, testosteron có tác dụng đặc biệt:
¸     Làm hẹp đường kính khung chậu.
¸     Tăng chiều dài của khung chậu làm cho khung chậu có hình ống khác với khung chậu mở rộng của nữ.
¸     Làm tăng sức mạnh của khung chậu.
Do tác dụng làm tăng kích thước và sức mạnh của xương nên testosteron được dùng để điều trị loãng xương ở người đàn ông lớn tuổi.
d.  Estrogen
-       Nguồn gốc: được bài tiết chủ yếu ở buồng trứng, chỉ một lượng rất nhỏ do tuyến vỏ thượng thận bài tiết.
s  Ở phụ nữ không mang thai:
o  Các TB hạt của lớp áo trong của nang trứng bài tiết trong nửa đầu CKKN
o  Hoàng thể bài tiết ở nửa sau CKKN.
s  Khi có thai, rau thai bài tiết một lượng lớn estrogen.
-       Bản chất: là hợp chất steroid, được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl- CoA
-       Tác dụng
s  Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát kể từ tuổi dậy thì bào gồm phát triển các cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng nói trong, dáng mềm mại, vai hẹp, hông nở…
s  Tác dụng lên chuyển hóa:
o  Làm tăng tổng hợp pr ở các mô đích như tử cung, tuyến vú, xương…
o  Tăng nhẹ quá trình sinh tổng hợp pr của toàn cơ thể.
o  Tăng lắng đọng mỡ dưới da đặc biệt ở ngực, mông, đùi để tạo dáng nữ.
o  Tăng nhẹ tốc độ chuyển hóa, tác dụng này chỉ bằng 1/3 tác dụng của testosteron.
s  Tác dụng lên xương:
o  Tăng hoạt động của TB tạo xương → vào tuổi dậy thì tốc độ phát triển cơ thể tăng nhanh.
o  Kích thích gắn đầu xương vào thân xương. Tác dụng này mạnh hơn nhiều so với testosteron nên phụ nữ thường ngừng cao sớm hơn nam vài năm.
o  Tăng lắng đọng muối calci phosphat ở xương. Tác dụng này yếu hơn testosteron.
o  Làm nở rộng xương chậu.
Do những tác dụng trên, nếu thiếu estrogen (ở người già) sẽ gây hiện tượng loãng xương.
e.   Calcitonin
-       Nguồn gốc: do các TB cạnh nang của tuyến giáp bài tiết (TB C).
-       Bản chất: là một polypeptid có 32 aa với TLPT 3.400
-       Tác dụng: calcitonin có tác dụng lên xương
s  Làm giảm hoạt động của các TB hủy xương
s  Giảm hình thành các TB hủy xương mới
s  Điều hòa tái hấp thu ion calci ở ống thận và hấp thu ion calci ở ruột
Calcitonin kích thích tạo xương, đặc biệt trong giai đoạn trẻ đang lớn,  khi bị chấn thương vào xương, thời kỳ xương đang phục hồi. Có thể dùng điều trị loãng xương ở người già.
f.     Insulin
-       Nguồn gốc: do TB β của tiểu đảo Langerhans của tụy nội tiết bài tiết.
-       Bản chất: insulin là một pr nhỏ với TLPT 5.808, được cấu tạo bởi 2 chuỗi aa có nối với nhau bằng những cầu nối disulfua. Khi hai chuỗi aa này bị tách ra thì hoạt tính sẽ mất.
-              Tác dụng: tham gia làm phát triển cơ thể thông qua tác dụng lên chuyển hóa lipid và protid
s  Tác dụng lên chuyển hóa lipid: tăng dự trữ lipid ở mô mỡ.
s  Tác dụng lên chuyển hóa protein: tăng tổng hợp và dự trữ pr
o  Tăng vận chuyển tích cực các aa vào trong TB.
o  Tăng sao chép chọn lọc phân tử ADN mới ở nhân TB đích để tạo thành mARN
o  Tăng dịch mã mARN tại Rb để tạo thành các phân tử pr mới.
o  Ức chế quá trình tạo đường mới từ aa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét