Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Sinh lý nội tiết



1.       Các hormon tác dụng lên hệ xương.
Các hormon: GH, T3, T4, calcitonin, PTH, testosteron, estrogen, cortisol
a.  GH
-       Nguồn gốc: hormon phát triển cơ thể do thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết.
-       Bản chất: phân tử pr chứa 191 aa trong một chuỗi đơn, TLPT 22.005
-       Tác dụng lên hệ xương: kích thích mô sụn và xương phát triển
s  Tăng lắng đọng pr ở các TB sụn và TB tạo xương.
s  Tăng tốc độ sinh sản các TB sụn và TB tạo xương.
s  Tăng chuyển các TB sụn thành các TB tạo xương.
→ GH làm dài và dày xương.
b.  T3, T4
-       Nguồn gốc: các hormon tuyến giáp được tổng hợp tại TB của nang giáp.
-       Bản chất: là dẫn xuất có iod của tyrosin, được tổng hợp từ 2 tiền chất là monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT).
-       Tác dụng lên hệ xương: T3, T4 làm tăng tốc độ phát triển của toàn cơ thể, trong đó có hệ xương.
s  Trẻ bị ưu năng tuyến giáp, sự phát triển xương nhanh hơn nên đứa trẻ cao sớm hơn so với tuổi nhưng đồng thời xương cũng trưởng thành nhanh hơn, cốt hóa sớm hơn làm cho thời kỳ trưởng thành của đứa trẻ ngắn lại và đứa trẻ có chiều cao của người trưởng thành sớm hơn.
s  Trẻ bị nhược năng tuyến giáp, mức phát triển sẽ chậm lại, nếu không được phát hiện và điều trị sớm đứa trẻ sẽ bị lùn.
c.   Calcitonin
-       Nguồn gốc: do các TB cạnh nang của tuyến giáp bài tiết (TB C)
-       Bản chất: là một polypeptid có 32 aa với TLPT 3.400
-       Tác dụng lên hệ xương:
s  Tác dụng nhanh của calcitonin là làm giảm hoạt động của các TB hủy xương do đó chuyển dịch cân bằng theo hướng lắng đọng các muối calci ở xương. Tác dụng này đặc biệt quan trọng ở TE vì ở lứa tuổi này quá trình thay đổi trong xương (giữa lắng đọng và tiêu hủy) thường xảy ra nhanh chóng.
s  Tác dụng thứ phát và kéo dài hơn là tác dụng làm giảm hình thành các TB hủy xương mới.
d.  Parathormon
-       Nguồn gốc: do các TB chính của tuyến cận giáp bài tiết.
-       Bản chất: ở dạng hoạt động trong máu là một polypeptid có 84 aa, TLPT là 9.500
-       Tác dụng lên hệ xương: làm tăng mức giải phóng calci từ xương vào máu bằng cách tác động lên các TB xương, TB tạo xương, TB hủy xương.
s  Tác dụng lên TB xương và TB tạo xương: màng TB xương và TB tạo xương có các rec tiếp nhận PTH. Phức hợp rec- PTH hoạt hóa bơm calci và ion calci được bơm từ dịch xương và dịch ngoại bào.
s  Tác dụng lên TB hủy xương: trên màng TB hủy xương không có rec tiếp nhận PTH nên TB hủy xương không chịu tác dụng kích thích trực tiếp của PTH mà phải thông qua các «tín hiệu» chuyển từ TB xương và TB tạo xương → tác dụng trên TB hủy xương của PTH thường xảy ra chậm hơn, qua 2 giai đoạn:
o  Hoạt hóa ngay tức khắc các TB hủy xương có sẵn do đó làm tăng quá trình hủy xương để giải phóng ion calci vào dịch xương.
o  Hình thành các TB hủy xương mới, tác dụng này có thể kéo dài vài tháng. Do sự hủy xương mạnh làm cho xương rỗ, yếu nên kích thích sản sinh và hoạt động của TB tạo xương để làm nhiệm vụ sửa chữa các tổn thương ở xương → ở thời điểm muộn cả TB hủy xương và tạo xương đều tăng cả về số lượng và hoạt tính.
Tuy nhiên dưới tác dụng của PTH hiện tượng hủy xương bao giờ cũng mạnh hơn tạo xương.
e.   Testosteron
-       Nguồn gốc: do TB Leydig nằm ở khoảng kẽ  ống sinh tinh bài tiết, một phần do vỏ thượng thận bài tiết.
-       Bản chất: là một hợp chất steroid có 19C được tổng hợp từ cholesterol và acetyl- CoA.
-       Tác dụng lên hệ xương
s  Làm tăng tổng hợp khung pr của xương.
s  Phát triển và cốt hóa sụn liên hợp ở đầu xương dài.
s  Làm dày xương.
s  Tăng lắng đọng muối calci phosphat ở xương → làm tăng sức mạnh của xương.
s  Tác dụng trên xương chậu:
o  Làm hẹp đường kính khung chậu.
o  Tăng chiều dài của khung chậu làm cho khung chậu có hình ống khác với khung chậu mở rộng của nữ.
o  Làm tăng sức mạnh của khung chậu.
f.     Estrogen
-       Nguồn gốc:
s  Ở phụ nữ bình thường không có thai
o  Estrogen được bài tiết chủ yếu ở buồng trứng, chỉ một lượng rất nhỏ do tuyến vỏ thượng thận.
o  Ở buồng trứng, estrogen do các TB hạt của lớp áo trong của nang noãn bài tiết trong nửa đầu CKKN và nửa sau do hoàng thể bài tiết.
s  Khi có thai, rau thai bài tiết một lượng lớn estrogen.
-       Bản chất: là hợp chất steroid và được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol và cũng có thể từ acetyl coenzym A.
-       Tác dụng lên hệ xương:
s  Tăng hoạt động của TB tạo xương → vào tuổi dậy thì tốc độ phát triển cơ thể tăng nhanh.
s  Kích thích gắn đầu xương vào thân xương. Tác dụng này mạnh hơn nhiều so với testosteron nên phụ nữ thường ngừng cao sớm hơn nam vài năm.
s  Tăng lắng đọng muối calci phosphat ở xương, tác dụng này yếu hơn testosteron.
s  Làm nở rộng khung chậu.
g.  Cortisol
-       Nguồn gốc: cortisol là hormon của tuyến vỏ thượng thận, được bài tiết từ lớp bó của vỏ thượng thận.
-       Bản chất: là hợp chất steroid, có 21C, được tổng hợp từ những mẩu acetat theo con đường cholesterol.
-       Tác dụng lên hệ xương:
s  Ở nồng độ bình thường ít gây ảnh hưởng đến hệ xương.
s  Khi nồng độ cortisol tăng sẽ ức chế hình thành xương bằng cách giảm quá trình tăng sinh TB, giảm sinh tổng hợp ARN, pr, collagen của xương.

2.       Các hormon tác dụng lên đường huyết.
Các hormon:
-       Làm tăng đường huyết: GH, T3, T4, cortisol, adr và noradr, glucagon
-       Làm hạ đường huyết: insulin
a.  Các hormon làm tăng đường huyết
(1)   GH
-       Nguồn gốc: hormon phát triển cơ thể do thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết.
-       Bản chất: phân tử pr chứa 191 aa trong một chuỗi đơn, TLPT 22.005
-       Tác dụng lên đường huyết:
s  Giảm sử dụng glucose cho mục đích sinh năng lượng.
s  Tăng dự trữ glycogen ở TB.
s  Giảm vận chuyển glucose vào TB và tăng nồng độ glucose trong máu.
s  Tăng bài tiết insulin: nồng độ glucose trong máu tăng dưới tác dụng của GH đã kích thích tuyến tụy nội tiết bài tiết insulin, đồng thời chính GH cũng có tác dụng kích thích trực tiếp lên TB β của tuyến tụy.
(2)   T3, T4
-       Nguồn gốc: các hormon tuyến giáp được tổng hợp tại TB của nang giáp.
-       Bản chất: là dẫn xuất có iod của tyrosin, được tổng hợp từ 2 tiền chất là monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT).
-       Tác dụng lên đường huyết: làm tăng nồng độ glucose trong máu nhưng chỉ tăng nhẹ
s  Tăng nhanh thoái hóa glucose ở các TB.
s  Tăng phân giải glycogen.
s  Tăng tạo đường mới.
s  Tăng hấp thu glucose ở ruột.
s  Tăng bài tiết insulin.
(3)   Cortisol
-       Nguồn gốc: cortisol là hormon của tuyến vỏ thượng thận, được bài tiết từ lớp bó của vỏ thượng thận.
-       Bản chất: là hợp chất steroid, có 21C, được tổng hợp từ những mẩu acetat theo con đường cholesterol.
-       Tác dụng lên đường huyết: làm tăng đường huyết và có thể gây ra đái tháo đường.
s  Tăng tạo đường mới ở gan (tạo glucose từ nguồn nguyên liệu là pr và các chất khác)
o  Cortisol làm tăng tất cả các enzym tham gia trong quá trình chuyển hóa aa thành glucose ở gan.
o  Cortisol làm tăng huy động aa từ các mô ngoài gan mà chủ yếu từ cơ vào huyết tương rồi vào gan → thúc đẩy quá trình tạo glucose ở gan → tăng dự trữ glucose ở gan.
s  Giảm nhẹ mức tiêu thụ glucose của TB khắp mọi nơi trong cơ thể, cơ chế chưa rõ
(4)   Adr và noradr
-       Nguồn gốc:
PNMT
 
DBH
 
DDC
 
Adr và noradr là hormon của tủy thượng thận được tổng hợp từ L- tyrosin (là một aa có trong thức ăn) theo sơ đồ dưới đây:
TH
 
L- tyrosin → L- DOPA → Dopamin → Noradrenalin → Adrenalin
TH: Tyrosin hydroxylase
DDC: Dopa Decarboxylase
DBH: Dopamin β hydroxylase
PNMT: Phenethanolamin- N- Methyl- Transferase
-       Tác dụng lên đường huyết: làm tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan và cơ do đó tăng giải phóng glucose vào máu. Tác dụng này của noradr yếu hơn adr.
(5)   Glucagon
-       Nguồn gốc: được bài tiết từ TB α của tiểu đảo Langerhans khi nồng độ glucose giảm trong máu.
-       Bản chất: là một polypeptid có 29 aa với TLPT là 3.485
-       Tác dụng lên đường huyết:
s  Tăng phân giải glycogen ở gan → tăng nồng độ glucose máu sau vài phút.
s  Tăng tạo đường mới ở gan: glucagon làm tăng mức vận chuyển aa vào TB gan rồi sau đó lại tăng chuyển aa thành glucose → ngay cả khi glycogen ở gan đã bị phân giải hết, nếu tiếp tục truyền glucagon vào cơ thể thì nồng độ glucose máu vẫn tiếp tục tăng.
b.  Hormon làm hạ đường huyết: insulin
-       Nguồn gốc: do các TB β của tiểu đảo Langerhans của tụy nội tiết bài tiết.
-       Bản chất: là một pr nhỏ với TLPT 5.808, được cấu tạo bởi 2 chuỗi aa có nối với nhau bằng những cầu nối disulfua. Khi hai chuỗi aa này bị tách ra thì hoạt tính sẽ mất.
-       Tác dụng lên đường huyết
s  Tăng thoái hóa glucose ở cơ
o  Bình thường màng TB cơ chỉ cho glucose khuếch tán qua rất ít trừ khi có tác dụng kích thích của insulin.
o  Ngoài bữa ăn lượng insulin bài tiết rất ít nên glucose khó khuếch tán qua màng TB cơ.
o  TB cơ sử dụng nhiều glucose khi:
¸     Khi lao động nặng hoặc luyện tập thì TB cơ có thể sử dụng một lượng lớn glucose mà không cần một lượng insulin tương ứng vì khi đó có một lý do nào đó chưa rõ đã làm cho màng TB cơ đang vận động tăng tính thấm với glucose.
¸     TB cơ sử dụng nhiều glucose trong thời gian vài giờ sau bữa ăn. Lúc này nồng độ glucose trong máu tăng cao, tuyến tụy bài tiết một lượng lớn insulin. Nồng độ insulin tăng đã làm vận chuyển glucose vào TB.
s  Tăng dự trữ glycogen ở cơ
o  Sau bữa ăn mà cơ không vận động thì glucose vẫn được vận chuyển vào TB cơ.
o  Lượng glucose không được sử dụng sẽ được tích trữ lại dưới dạng glycogen và được dùng khi cần.
s  Tăng thu nhập, dự trữ và sử dụng glucose ở gan
o  Hầu hết glucose được hấp thu từ ruột vào máu sau bữa ăn trở thành dạng glycogen dự trữ hầu như ngay tức khắc tại gan. Khi đói nồng độ glucose trong máu giảm, tuyến tụy giảm bài tiết insulin → glycogen của gan sẽ được phân giải thành glucose làm cho nồng độ glucose trong máu không giảm xuống quá thấp.
o  Khi lượng glucose được đưa vào TB gan quá nhiều
¸     Được dự trữ dưới dạng glycogen như đã trình bày ở trên hoặc
¸     Dưới tác dụng của insulin, lượng glucose thừa sẽ được chuyển thành acid béo → chuyển đến mô mỡ dưới dạng phân tử lipopr tỷ trọng thấp và lắng đọng dưới các mô mỡ dự trữ.
s  Ức chế quá trình tạo đường mới
o  Insulin làm giảm số lượng và hoạt tính của các enzym tham gia vào quá trình tạo đường mới.
o  Insulin làm giảm giải phóng aa từ các cơ và từ các mô khác vào gan → giảm nguyên liệu của quá trình tạo đường mới.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét