Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Sinh lý sinh dục - sinh sản



1.       Nguồn gốc, bản chất hóa học và tác dụng của progesteron lên tử cung, cổ tử cung, tuyến vú.
a.  Nguồn gốc
-       Ở phụ nữ không có thai:
s  Được bài tiết chủ yếu từ hoàng thể trong nửa sau của CKKN.
s  Ở nửa đầu của CKKN nang noãn và tuyến vỏ thượng thận chỉ bài tiết một lượng rất nhỏ progesteron.
-       Khi có thai rau thai bài tiết một lượng lớn progesteron.
b.  Bản chất: là một hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl- CoA.
c.   Tác dụng
-       Tác dụng lên tử cung
s  Tác dụng quan trọng nhất là kích thích sự bài tiết ở niêm mạc TC vào nửa sau của CKKN. Dưới tác dụng của progesteron:
o  Niêm mạc TC của lớp chức năng được tăng sinh do tác dụng của estrogen nay được biến đổi trở thành cấu trúc có khả năng bài tiết.
o  Các tuyến của niêm mạc TC dài ra, cuộn lại cong queo và bài tiết glycogen.
o  Tác dụng này có ý nghĩa quan trọng là chuẩn bị niêm mạc TC ở trạng thái sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
s  Làm giảm co bóp TC do đó ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và tạo môi trường yên ổn cho bào thai phát triển.
-       Tác dụng lên cổ tử cung: kích thích các TB tuyến niêm mạc CTC bài tiết một lớp dịch nhầy quánh, dày. Tính chất quánh đặc của dịch nhầy CTC cùng với sự vắng mặt của hình ảnh «dương xỉ» là những bằng chứng cho biết hiện tượng phóng noãn và giai đoạn hoàng thể đã xảy ra.
-       Tác dụng lên vòi trứng: kích thích niêm mạc vòi TC bài tiết dịch chứa chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh thực hiện quá trình phân chia trong khi di chuyển vào buồng TC.
-       Tác dụng lên tuyến vú
s  Làm phát triển thùy tuyến
s  Kích thích các TB bọc tuyến vú tăng sinh, to lên và trở nên có khả năng bài tiết.

2.       Trình bày bài tiết hormon, biến đổi ở buồng trứng và niêm mạc tử cung trong giai đoạn tăng sinh.
CKKN là sự biến đổi về cấu trúc, chức năng của niêm mạc TC dẫn tới sự chảy máu có chu kỳ ở niêm mạc TC dưới tác dụng của các hormon tuyến yên và buồng trứng.
Sự biến đổi ở niêm mạc TC hàng tháng trải qua 2 giai đoạn:
-         Giai đoạn tăng sinh
-         Giai đoạn bài tiết
Kinh nguyệt là kết quả của 2 giai đoạn biến đổi này.
Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen)
a.  Bài tiết hormon và biến đổi ở buồng trứng
-       Cuối chu kỳ trước, do nồng độ 2 hormon buồng trứng là estrogen và progesteron giảm đột ngột tạo cơ chế điều hòa ngược âm tính → tuyến yên tăng bài tiết FSH và LH dưới sự chỉ huy của GnRH.
-       Nồng độ 2 hormon lúc đầu chỉ hơi tăng, sau đó tăng dần đạt tới mức trung bình là 1,45- 2,33 UI/ l (FSH) và 3,94- 7,66 UI/ l (LH) trong đó FSH tăng trước và LH tăng sau đó vài ngày.
-       Dưới tác dụng của FSH và LH, đặc biệt là FSH:
s  Ở buồng trứng có từ 6- 12 nang noãn nguyên thủy phát triển
s  Tác dụng đầu tiên là tăng sinh TB hạt.
s  Sau đó tạo ra lớp vỏ của nang noãn gồm 2 lớp:
o  Lớp áo trong có những TB biểu mô cấu tạo giống TB hạt có khả năng bài tiết hormon.
o  Lớp áo ngoài có nhiều mạch máu.
s  Sau vài ngày phát triển, dưới tác dụng của LH các TB lớp áo trong bắt đầu bài tiết dịch nang.
o  Thành phần rất quan trọng của dịch nang là estrogen.
o  Lượng dịch được bài tiết tăng dần và tạo ra một hốc nằm giữa các TB hạt.
o  Đồng thời với sự tăng kích thước của nang, noãn tự nó cũng lớn nhanh từ 3- 4 lần.
o  Dịch trong hốc nang tăng dần và đẩy noãn cùng một số TB hạt về một cực của nang để tạo ra gò trứng.
b.  Biến đổi ở niêm mạc TC
-       Sau hành kinh, niêm mạc TC chỉ còn lại một lớp mỏng của mô đệm và sót lại một số TB biểu mô nằm tại đáy các tuyến.
-       Dưới tác dụng của estrogen:
s  Niêm mạc TC:
o  Các TB biểu mô đệm và TB biểu mô tăng sinh nhanh chóng. Bề mặt của niêm mạc TC được biểu mô hóa hoàn toàn trong vòng từ 4- 7 ngày sau hành kinh.
o  Niêm mạc dày dần, các tuyến dài, mạch máu phát triển.
o  Đến cuối giai đoạn này niêm mạc TC dày khoảng 3- 4mm.
s  Các tuyến của CTC bài tiết một lớp dịch nhầy loãng, kéo thành sợi dọc hướng vào TC. Lớp dịch này tạo thành kênh dẫn tinh trùng di chuyển vào CTC.
c.   Hiện tượng phóng noãn
-       Sau khoảng 7- 8 ngày phát triển, có một nang bắt đầu phát triển nhanh, số nang còn lại thoái triển dần.
-       Tại nang phát triển nhanh, kích thước nang tăng lên, lượng estrogen được bài tiết nhiều hơn hẳn các nang khác.
-       Cuối giai đoạn tăng sinh, nồng độ estrogen tăng cao đã gây ra tác dụng điều hòa ngược dương tính đối với tuyến yên làm tăng bài tiết FSH và LH.
-       Dưới tác dụng của FSH và LH, các TB hạt và TB lớp áo trong tăng sinh mạnh đồng thời bài tiết estrogen do vậy càng làm tăng kích thước của nang.
-       Ở thời điểm phóng noãn đường kính nang noãn đạt tới 1- 1,5cm với đầy đủ lớp áo trong, áo ngoài, hốc chứa dịch nang, noãn đã trưởng thành → gọi là nang noãn chín.
-       LH của tuyến yên rất cần cho giai đoạn phát triển tới chín của nang và cho sự phóng noãn
s  Khoảng 2 ngày trước khi phóng noãn, lượng LH được bài tiết từ tuyến yên tăng đột ngột lên 6- 10 lần và đạt tới mức cao nhất vào thời điểm 16 giờ trước khi phóng noãn. Nồng độ FSH cũng tăng khoảng 2- 3 lần. Hai hormon này tác dụng phối hợp làm cho nang noãn căng phồng lên.
s  Đồng thời LH kích thích các TB hạt và TB lớp áo trong tăng bài tiết progesteron. Mức bài tiết estrogen bắt đầu giảm trước khi phóng noãn 1 ngày trong khi đó mức bài tiết progesteron lại bắt đầu tăng dần và gây ra hiện tượng phóng noãn.
-       Vài giờ trước khi phóng noãn có 2 hiện tượng đồng thời xảy ra dưới tác dụng của progesteron:
s  Các TB lớp áo ngoài của nang noãn giải phóng các enzym tiêu pr từ các bọc lysosom → thành nang bị phá hủy trở nên mỏng và yếu hơn.
s  Tăng sinh các mạch máu ở thành nang, đồng thời tại đây PG cũng được bài tiết → các mao mạch giãn ra, tăng tính thấm làm cho huyết tương thấm vào trong nang.
Cả 2 tác dụng trên làm nang căng phồng trong khi thành nang lại mỏng, yếu → nang sẽ vỡ ra và giải phóng noãn ra khỏi nang noãn.
-       Hiện tượng phóng noãn thường xảy ra vào thời điểm 13- 14 ngày trước khi có kinh lần sau. Thông thường mỗi chu kỳ chỉ có 1 nang noãn vỡ và xuất noãn ở cả 2 buồng trứng.
3.       Trình bày bài tiết hormon, biến đổi ở buồng trứng và niêm mạc tử cung trong giai đoạn bài tiết.
CKKN là sự biến đổi về cấu trúc, chức năng của niêm mạc TC dẫn tới sự chảy máu có chu kỳ ở niêm mạc TC dưới tác dụng của các hormon tuyến yên và buồng trứng.
Sự biến đổi ở niêm mạc TC hàng tháng trải qua 2 giai đoạn:
-         Giai đoạn tăng sinh
-         Giai đoạn bài tiết
Kinh nguyệt là kết quả của 2 giai đoạn biến đổi này.
Giai đoạn bài tiết (giai đoạn progesteron)
a.  Bài tiết hormon và biến đổi ở buồng trứng
-       Sau khi phóng noãn, tuyến yên vẫn tiếp tục bài tiết FSH và LH.
-       Dưới tác dụng của LH: một ít TB hạt còn lại ở vỏ nang vỡ được biến đổi nhanh chóng để trở thành các TB hoàng thể.
s  Các TB hạt trương to gấp 2 lần, chứa đầy hạt mỡ trong bào tương và có màu vàng nhạt.
s  Các TB hạt này tăng sinh tạo thành một khối vây quanh cục máu đông. Cấu trúc này có màu vàng (nhìn buồng trứng tươi, không nhuộm) nên được gọi là hoàng thể.
s  Các TB hoàng thể dưới tác dụng kích thích của LH đã bài tiết một lượng lớn progesteron và estrogen, đồng thời mạch máu phát triển mạnh trong hoàng thể.
s  Sau khi phóng noãn 7- 8 ngày, hoàng thể có đường kính ≈ 1,5 cm. Sau đó hoàng thể bắt đầu giảm dần chức năng bài tiết.
b.  Biến đổi ở niêm mạc TC
-       Trong giai đoạn này estrogen vẫn tiếp tục làm tăng sinh lớp niêm mạc TC nhưng tác dụng này yếu hơn nhiều so với progesteron.
-       Dưới tác dụng của progesteron: niêm mạc TC dày nhanh và bài tiết dịch. Chất dịch được bài tiết từ niêm mạc TC gọi là «sữa TC» 
s  Các tuyến càng dài ra, cong queo, chứa đầy các chất tiết.
s  Bào tương của các TB đệm tăng lên, lắng đọng nhiều lipid và glycogen.
s  Các mạch máu phát triển, trở nên xoắn lại và cung cấp máu cho niêm mạc TC cũng tăng lên.
s  Một tuần sau phóng noãn, niêm mạc TC dày tới 5- 6mm
Mục đích của tất cả các thay đổi trên: tạo ra kiểu niêm mạc TC chứa đầy chất dinh dưỡng để cung cấp cho trứng đã thụ tinh khi được di chuyển vào buồng TC.
c.   Hiện tượng kinh nguyệt
-       Sau phóng noãn nếu không có hiện tượng thụ tinh thì khoảng 2 ngày cuối cùng của chu kỳ, hoàng thể đột nhiên bị thoái hóa → nồng độ estrogen và progesteron đột ngột giảm xuống mức rất thấp → hiện tượng kinh nguyệt.
s  Thiếu tác dụng kích thích của 2 hormon → niêm mạc TC bị thoái hóa tới 65% chiều dày.
s  Các ĐM xoắn co thắt do tác dụng của các sản phẩm bài tiết từ niêm mạc bị thoái hóa, một trong những sản phẩm đó là PG → tình trạng thiếu máu.
Kết quả của những biến đổi này là mạch máu bị tổn thương và máu chảy đọng lại dưới lớp niêm mạc chức năng. Vùng chảy máu lan rộng nhanh trong 34- 36 giờ.
-       Tiếp theo đó lớp niêm mạc bị hoại tử sẽ tách khỏi TC ở những vùng chảy máu.
-       477px-MenstrualCycle-vi.pngSau khoảng 48h kể từ khi xảy ra hiện tượng chảy máu, toàn bộ lớp niêm mạc chức năng bong ra.
-       Khối mô bị bong ra, dịch và máu trong khoang TC cộng với tác dụng co cơ TC của PG sẽ được đẩy ra ngoài qua đường ÂĐ.
-       Lượng máu trung bình trong mỗi chu kỳ là 38,13 ± 24,76 ml.
s  Máu kinh nguyệt là máu không đông.
s  Trường hợp cường kinh, do hiện tượng bong niêm mạc và chảy máu xảy ra quá nhanh nên trong máu kinh nguyệt có thể có những cục máu đông.
-       Thời gian chảy máu trung bình mỗi chu kỳ là 3- 5 ngày.
-       Sau khi ngừng chảy máu, niêm mạc lại được tái tạo dưới tác dụng của estrogen được bài tiết từ các nang noãn phát triển ở buồng trứng trong chu kỳ mới.

4.       Trình bày dậy thì (tuổi dậy thì, mốc dậy thì, biến đổi của cơ thể và cơ chế dậy thì).
a.  Định nghĩa
-       Dậy thì là thời kỳ có những biến động lớn về thể chất, tâm lý và đặc biệt là hoạt động chức năng của hệ thống sinh sản dưới tác dụng của hormon vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến sinh dục.
-       Tuổi dậy thì không phải là một thời điểm mà là một khoảng thời gian. Khoảng thời gian này thay đổi theo từng cơ thể nhưng thông thường kéo dài 3- 4 năm.
b.  Mốc dậy thì


Nam
Nữ
Mốc đánh dấu bắt đầu
Thể tích tinh hoàn tăng > 4ml
Tuyến vú bắt đầu phát triển
Mốc đánh dấu hoàn toàn
Lần xuất tinh đầu tiên
Lần có kinh đầu tiên
Tuổi dậy thì hoàn toàn (VN)
15- 16 tuổi
13- 14 tuổi
c.   Những biến đổi trong thời kỳ dậy thì

Nam
Nữ
Phát triển cơ thể
Dưới tác dụng của hormon sinh dục nam (testosteron) phối hợp cùng các hormon tăng trưởng khác, cơ thể đứa trẻ phát triển nhanh, đặc biệt là khối cơ tăng nhanh.
-  Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và trọng lượng.
-  Cơ thể trở nên cân đối, mềm mại, thân hình có đường cong do lớp mỡ dưới da phát triển đặc biệt ở một số vùng như ngực, mông, khung chậu nở rộng hơn.
Xuất hiện đặc tính sinh dục thứ phát
-  Phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh
-  Mọc lông mu, lông nách, mọc râu
-  Giọng nói trầm
-  Da dày thô, mọc trứng cá
-    Hệ thống lông mu, lông nách phát triển
-    Giọng nói trong hơn
-    Tâm lý có những biểu hiện như hay tư lự, thường ít nghịch ngợm hơn, ý tứ hơn trong cách cư xử…
Hoạt động chức năng của hệ thống sinh sản
-  Tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng và bài tiết testosteron.
-  Dưới tác dụng của testosteron, cơ thể lớn nhanh và xuất hiện các đặc tính sinh dục nam thứ phát
-  Đứa trẻ bắt đầu có khả năng hoạt động tình dục và sinh sản.
-  Chức năng sinh giao tử của buồng trứng bắt đầu hoạt động
s Hàng tháng dưới tác dụng của hormon tuyến yên, các nang noãn nguyên thủy phát triển, có khả năng tiến tới chín và phóng noãn → các em gái bắt đầu có khả năng sinh sản.
s Vì chức năng của các cơ quan thuộc hệ thống sinh sản chưa phát triển thành thục nên chưa đủ khả năng mang thai, nuôi con → cần tư vấn cho các thiếu nữ cách quan hệ với các bạn khác giới, cách phòng tránh thai, phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
-  Chức năng nội tiết của buồng trứng
s Buồng trứng bắt đầu bài tiết estrogen và progesteron.
s Dưới tác dụng của 2 hormon này, chuyển hóa của  cơ thể sẽ tăng mạnh, cơ thể phát triển nhanh, các cơ quan sinh dục như TC, CTC, vòi TC, ÂĐ, ÂH, tuyến vú đều phát triển cả về kích thước và chức năng.
s Dấu hiệu đặc biệt quan trọng đánh dấu thiếu nữ đã dậy thì đó là xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng.
Các dấu hiệu dậy thì ở nữ thường rõ rệt hơn ở nam giới.
d.  Cơ chế dậy thì
-       Vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng (nữ) và tinh hoàn (nam) vốn có khả năng bài tiết các hormon của chúng. Trong thực tế chúng không hoạt động trong suốt một thời kỳ từ sau khi sinh đến trước tuổi dậy thì vì thiếu một tín hiệu kích thích đủ mạnh từ các trung tâm phía trên vùng dưới đồi, ngày nay cho rằng trung tâm đó chính là vùng limbic (hệ viền).
-       Như vậy, dậy thì chính là quá trình trưởng thành hay quá trình “chín” của vùng limbic. Khi vùng limbic trưởng thành, những tín hiệu xuất phát từ vùng limbic sẽ đủ mạnh để kích thích vùng dưới đồi bài tiết đủ lượng GnRH và phát động hoạt động chức năng của trục vùng dưới đồi- tuyến yên- tuyến sinh dục, gây ra hiện tượng dậy thì.

5.       Nguồn gốc, bản chất hóa học, tác dụng của HCG.
a.  Nguồn gốc
-       Do các TB lá nuôi của rau thai bài tiết vào máu mẹ.
-       Có thể được tìm thấy trong máu hoặc nước tiểu của mẹ 8- 9 ngày sau khi phóng noãn tức là rất sớm ngay sau khi phôi cấy vào niêm mạc TC.
-       Nồng độ HCG tăng trong máu mẹ, cao nhất vào 10- 12 tuần sau phóng noãn, sau đó giảm dần, đến 16- 20 tuần nồng độ còn rất thấp và duy trì ở mức này trong suốt thời gian còn lại của thời kỳ có thai.
b.  Bản chất hóa học: là glycopr, TLPT 39.000
c.   Tác dụng
-       Ngăn cản sự thoái hóa của hoàng thể ở cuối CKKN.
-       Kích thích hoàng thể bài tiết một lượng lớn progesteron và estrogen trong 3 tháng đầu của thời kỳ có thai nhằm mục đích:
s  Ngăn cản hiện tượng kinh nguyệt
s  Làm cho niêm mạc TC phát triển và dự trữ chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho phôi làm tổ và phát triển trong niêm mạc TC.
-       Kích thích các TB Leydig của tinh hoàn thai nhi bài tiết testosteron cho đến lúc sinh. Lượng testosteron được bài tiết ra tuy ít nhưng rất quan trọng vì:
s  Kích thích ống Wolf phát triển thành đường sinh dục trong của nam giới như mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, ống phóng tinh.
s  Kích thích đưa tinh hoàn từ bụng xuống bìu.
o  Tinh hoàn thường được chuyển xuống bìu vào 2- 3 tháng cuối thời kỳ có thai.
o  Nếu không đủ lượng testosteron, tinh hoàn vẫn nằm ở ổ bụng sẽ khó sản sinh tinh trùng.

6.       Trình bày bài tiết hormon của cơ thể mẹ khi mang thai.
Trong thời kỳ có thai, ngoài các hormon do rau thai bài tiết, người mẹ cũng có những thay đổi về hoạt động của hệ thống nội tiết để:
-       Một mặt tăng cường chuyển hóa trong cơ thể mẹ với mục đích cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai.
-       Mặt khác phát triển cơ thể mẹ, chuẩn bị cho khả năng sinh con và nuôi con.
a.  Các hormon do rau thai bài tiết
(1)   HCG: câu 87
(2)   Estrogen
-       Nguồn gốc: do các TB lá nuôi bài tiết, nồng độ tăng dần, vào cuối thời kỳ có thai có thể gấp 30 lần so với bình thường.
-       Đặc điểm bài tiết estrogen của rau thai khác hoàn toàn buồng trứng ở chỗ:
s  Hầu như estrogen do rau thai bài tiết là estriol- loại có hoạt tính estrogen rất yếu.
s  Estrogen được bài tiết ở rau thai không được tổng hợp trực tiếp từ cholesterol, TB lá nuôi chỉ là chặng chuyển hóa trung gian để chuyển androgen có nguồn gốc từ tuyến vỏ thượng thận của mẹ và của thai thành estrogen.
-       Tác dụng của estrogen trong thời kỳ có thai: có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của thai và tạo điều kiện dễ dàng cho sự sổ thai.
s  Tăng kích thước và trọng lượng cơ TC.
s  Phát triển ống tuyến vú và mô đệm.
s  Phát triển đường sinh dục ngoài: giãn và làm mềm ÂĐ, mở rộng lỗ ÂĐ.
s  Giãn khớp mu, giãn dây chằng.
s  Tăng tốc độ sinh sản TB ở các mô của thai.
(3)   Progesteron
-       Nguồn gốc: được bài tiết từ hoàng thể trong khoảng 10- 12 tuần đầu của thời kỳ có thai, sau đó do rau thai bài tiết với một lượng đáng kể khoảng 0,25mg/ ngày cho tới cuối thời kỳ có thai.
-       Tác dụng: làm cho quát trình có thai xảy ra bình thường → progesteron là hormon dưỡng thai.
s  Làm phát triển TB màng rụng ở niêm mạc TC. Những TB này đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng bào thai trong thời gian đầu.
s  Giảm co bóp cơ TC khi có thai do đó ngăn cản sảy thai.
s  Tăng bài tiết dịch vòi TC và niêm mạc TC để cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi.
s  Ảnh hưởng đến quá trình phân chia của trứng đã thụ tinh.
s  Phát triển thùy và bọc tuyến vú.
Vì lý do nào đó mà nồng độ progesteron giảm, sự phát triển của thai sẽ bị ảnh hưởng.
(4)   HCS
-       Nguồn gốc: được bài tiết từ rau thai vào tuần thứ 5, nồng độ hormon này trong máu cao hơn nhiều lần so với tổng lượng các hormon khác trong thời kỳ có thai gộp lại.
-       Bản chất: là pr có TLPT 38.000
-       Tác dụng: là một hormon chuyển hóa liên quan đến dinh dưỡng đặc biệt cho cả mẹ và thai.
s  Có tác dụng giống GH nhưng yếu hơn: HCS có công thức hóa học giống GH nhưng để có tác dụng làm phát triển cơ thể thì cần có một lượng nhiều gấp 100 lần GH.
s  Làm giảm tính nhạy cảm của insulin → làm giảm tiêu thụ glucose ở cơ thể mẹ để dành một lượng lớn glucose cho thai sử dụng vì glucose là chất chủ yếu cung cấp năng lượng cho thai phát triển.
s  Kích thích giải phóng acid béo từ mô mỡ dự trữ của mẹ để cung cấp năng lượng cho thai phát triển
(5)   Relaxin
-       Nguồn gốc: do hoàng thể và rau thai bài tiết
-       Bản chất: là polypeptid với TLPT 9.000
-       Tác dụng:
s  Làm giãn dây chằng khớp mu ở lợn và chuột động dục, ở người tác dụng này chủ yếu do estrogen đảm nhiệm.
s  Làm mềm CTC ở phụ nữ lúc sinh con.
b.  Các hormon khác
-       Tuyến yên:
s  Khi có thai, tuyến yên người mẹ to gấp rưỡi so với bình thường.
s  Tăng bài tiết một số hormon: ACTH, TSH, PRL
s  Giảm bài tiết FSH, LH.
-       Tuyến giáp:
s  Tuyến giáp người có thai to gấp rưỡi người bình thường và tăng bài tiết T3, T4.
s  Nồng độ T3, T4 tăng là do:
o  Tác dụng kích thích tuyến giáp của HCG
o  Một ít hormon kích thích tuyến giáp được bài tiết từ rau thai (Human Chorionic Thyrotropin)
-       Tuyến cận giáp:
s  Tuyến cận giáp ở người có thai cũng to hơn bình thường và tăng bài tiết PTH. Hiện tượng này đặc biệt xảy ra mạnh ở những người mẹ thiếu calci trong chế độ ăn.
s  Lượng PTH tăng làm tăng quá trình hủy xương ở người mẹ nhằm mục đích duy trì nồng độ ion calci ở dịch ngoại bào vì thai luôn lấy calci để tạo xương.
-       Tuyến thượng thận:
s  Cortisol được bài tiết nhiều để tăng vận chuyển aa từ mẹ sang thai.
s  Aldosteron:
o  Nồng độ tăng gấp đôi bình thường và cao nhất vào thời gian cuối của thời kỳ có thai.
o  Aldosteron cùng estrogen làm tăng tái hấp thu ion natri ở ống thận và kéo theo nước → THA.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét