1.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khuếch tán O2 và CO2
qua màng hô hấp.
Cường độ khuếch
tán của một chất khí trong một chất dịch được tính theo công thức:
Trong đó:
D: cường độ
khuếch tán
∆P: chênh
lệch phân áp của chất khí
A: diện
tích qua đó các phân tử khí khuếch tán
S: độ tan
của khí trong dịch
d: khoảng
cách giữa 2 nơi khuếch tán
PTL: phân
tử lượng của chất khí (TLPT của chất khí)
Công thức tính cường độ khuếch tán
khí trong dịch như ở phần trên cũng được áp dụng cho sự khuếch tán khí qua màng
hô hấp. Trong điều kiện nhiệt độ cơ thể ổn định ở 370C, tốc độ
khuếch tán khí qua màng hô hấp:
- Tỷ lệ thuận với:
s Diện tích màng hô hấp (A)
s Sự chênh lệch về phân áp khí (∆P)
s Hệ số hòa tan của chất khí đó.
- Tỷ lệ
nghịch với:
s Bề dày màng hô hấp (d)
s Căn bậc hai TLPT chất khí (PTL)
- Tỷ lệ giữa hệ số hòa tan (S) với căn
bậc hai TLPT của chất khí (PTL) chính là hệ số khuếch tán → sự khuếch tán qua
màng hô hấp phụ thuộc vào hệ số khuếch tán.
a.
Sự chênh lệch phân áp khí khuếch tán
(∆P)
-
Đóng
vai trò quan trọng trong khuếch tán khí qua màng hô hấp, quyết định hướng
khuếch tán chủ yếu.
-
Ở
phổi:
s Oxy ở các phế nang có phân áp cao hơn
ở mao mạch, hướng khuếch tán của oxy sẽ chủ yếu là từ phế nang sang mao mạch.
s CO2 có phân áp trong mao
mạch phổi cao hơn ở trong phế nang, hướng khuếch tán chủ yếu sẽ là từ mao mạch
vào phế nang.
- Nói hướng khuếch tán chủ yếu vì trong
chất dịch các phân tử khí luôn luôn vận động nhưng do chênh lệch phân áp nên:
s Số phân tử oxy đi từ phế nang sang
mao mạch sẽ nhiều hơn số phân tử oxy đi từ mao mạch vào phế nang.
s Số phân tử CO2 đi từ mao
mạch vào phế nang sẽ nhiều hơn số phân
tử CO2 đi từ phế nang vào mao mạch.
b.
Diện tích màng hô hấp (A)
- Tổng diện tích màng hô hấp khoảng từ
50- 100m2 ở người trưởng thành và tùy thuộc vào thì thở ra hay hít
vào. Với diện tích lớn như vậy của màng hô hấp, các chất khí sẽ dễ dàng khuếch
tán qua màng.
- Tốc độ khuếch tán tăng khi diện tích
của màng hô hấp tăng.
- Tốc độ khuếch tán giảm khi diện tích
của màng hô hấp giảm, gặp trong:
s Phẫu thuật cắt thùy phổi hoặc cắt 1
bên phổi
s Trong giãn phế nang khi các vách phế
nang bị phá hủy
s Lưu thông máu kém không đến được các
phế nang…
Nếu giảm diện tích màng hô hấp xuống chỉ còn 1/3 hoặc ¼ diện tích bình
thường thì có thể dẫn tới tình trạng thiếu oxy cung cấp cho cơ thể.
c.
Bề dày màng hô hấp (d)
- Khi khuếch tán qua màng hô hấp, các
phân tử khí phải khuếch tán qua bề dày màng hô hấp chính là khoảng cách d mà
các phân tử khí phải khuếch tán qua.
- Trong một số trường hợp bệnh lý làm
tăng bề dày màng hô hấp như một số bệnh phổi gây xơ phổi, làm ứ dịch ở các
khoảng kẽ của màng hô hấp… → ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán, làm giảm tốc độ
khuếch tán qua màng hô hấp.
d.
Hệ số khuếch tán
- Bao gồm 2 tham số là hệ số hòa tan
(S) và phân tử lượng (PTL) của chất khí.
- Nếu hệ số khuếch tán của oxy là 1 thì
hệ số khuếch tán của CO2 lớn gấp 20 lần so với hệ số của oxy → mặc
dù phân áp CO2 ở mao mạch phổi cao hơn so với phân áp CO2
ở phế nang không nhiều nhưng CO2 dễ dàng khuếch tán từ mao mạch vào
phế nang để đào thải ra ngoài, tạo nên sự ổn định nồng độ CO2 của
máu ĐM đi đến các mô của cơ thể.
2.
Trình bày cấu tạo trung tâm hô hấp và hoạt động của trung
tâm hít vào
a.
Cấu tạo trung tâm hô hấp
- Hệ TK điều chỉnh mức thông khí phế
nang hầu như đúng theo nhu cầu của cơ thể do đó phân áp O2 và CO2
ở máu ĐM rất ít biến đổi, kể cả khi vận cơ mạnh và trong các stress hô hấp.
- Qua nghiên cứu thấy:
s Trung tâm hô hấp nằm ở hành não, nằm
trong chất xám phía dưới nhân dây X và phía trong của nhân dây XII.
s Có 2 trung tâm hô hấp nằm ở 2 bên
hành não, bình thường chúng có liên hệ ngang với nhau để chỉ huy hô hấp.
s Mỗi trung tâm hô hấp lại gồm 3 phần
nhỏ:
o
Trung
tâm hít vào (nhóm nơron hô hấp lưng) nằm ở phần lưng của hành não,chủ yếu gây
hít vào, có vai trò cơ bản nhất điều hòa nhịp hô hấp.
o
Trung
tâm thở ra (nhóm nơron hô hấp bụng) nằm ở phần bụng bên của hành não, gây hít
vào hoặc thở ra tùy nơron.
o
Trung
tâm điều chỉnh thở nằm ở phần lưng và trên của cầu não, có tác dụng điều chỉnh
cả tần số thở lẫn kiểu thở.
Mỗi trung tâm là nơi tập trung của những nơron mà sợi trục đi đến trung
tâm vận động của các cơ hô hấp ở sừng trước tủy sống.
s Ngoài ba trung tâm hô hấp đã nêu còn
có một vùng nhận cảm hóa học nằm rất gần trung tâm hít vào.
s Trung tâm hô hấp có tính tự động.
b.
Hoạt động của trung tâm hít vào(vùng hít vào)
- Vị trí liên lạc
s Nhóm nơron hô hấp lưng nằm trải suốt
hành não.
s Hầu hết nơron nằm trong bó nhân đơn
độc, cũng có thêm 1 vài sợi ở chất lưới tủy gần đó.
s Nhân đơn độc cũng là điểm đến của dây
phế vị và dây thiệt hầu, đem cảm giác từ các rec cảm thụ về hóa học, áp suất ở
ngoại vi, từ nhiều loại rec ở phổi cũng như các tín hiệu giác quan về trung tâm
hô hấp.
- Xung động gây hít vào có nhịp (tức là
từng đợt)
s Hít vào có nhịp là hít vào rồi thở ra
thành một chu kỳ, rồi lại hít vào chu kỳ mới, cứ thế mãi, tạo nhịp thở bình
thường khoảng 15 lần/ ph gọi là tần số thở.
s Thực nghiệm cắt hết mọi liên lạc TK
đi tới trung tâm này thấy nó vẫn tự động phát nhịp theo chu kỳ. Một đợt xung
động gây hít vào, rồi tắt xung động, rồi lại phát một đợt xung động mới, tạo
thành sự hô hấp nhịp nhàng, cho đến nay chưa rõ cơ chế nào đã tạo ra tính nhịp
điệu đó.
s Giả thuyết là có một mạng nơron giống
như ở động vật nguyên thủy, mạng này có một bộ phận phát xung, làm bộ phận bên
cạnh cũng phát xung, bộ phận bên cạnh ức chế bộ phận đầu, do đó phát xung và ức
chế kế tiếp nhau thành nhịp.
- Xung động gây hít vào “tăng dần”
s Tín hiệu gây hít vào không bùng nổ ào
ạt gây hít vào gấp, mà các xung được phát mau dần, gây từ từ hít vào trong 2s
rồi đến giây thứ 3 thì đột nhiên ngừng phát xung động gây thở ra, rồi lại bắt
đầu chu kỳ mới, cứ thế được lặp đi lặp lại.
s Tín hiệu hít vào là tín hiệu tăng dần
gây hít vào từ từ chứ không phải kiểu hít vào gấp như ngáp cá.
s Điều hòa tốc độ hít vào có thể nhanh
hoặc chậm, làm cho thời gian hít vào có thể ngắn hay dài, thời gian càng ngắn
thì tần số thở càng cao..
3.
Trình bày cấu tạo trung tâm hô hấp và hoạt động của trung
tâm hóa học
a.
Cấu tạo trung tâm hô hấp
- Hệ TK điều chỉnh mức thông khí phế
nang hầu như đúng theo nhu cầu của cơ thể do đó phân áp O2 và CO2
ở máu ĐM rất ít biến đổi, kể cả khi vận cơ mạnh và trong các stress hô hấp.
- Qua nghiên cứu thấy:
s Trung tâm hô hấp nằm ở hành não, nằm
trong chất xám phía dưới nhân dây X và phía trong của nhân dây XII.
s Có 2 trung tâm hô hấp nằm ở 2 bên
hành não, bình thường chúng có liên hệ ngang với nhau để chỉ huy hô hấp.
s Mỗi trung tâm hô hấp lại gồm 3 phần
nhỏ:
o
Trung
tâm hít vào (nhóm nơron hô hấp lưng) nằm ở phần lưng của hành não,chủ yếu gây
hít vào, có vai trò cơ bản nhất điều hòa nhịp hô hấp.
o
Trung
tâm thở ra (nhóm nơron hô hấp bụng) nằm ở phần bụng bên của hành não, gây hít
vào hoặc thở ra tùy nơron.
o
Trung
tâm điều chỉnh thở nằm ở phần lưng và trên của cầu não, có tác dụng điều chỉnh
cả tần số thở lẫn kiểu thở.
Mỗi trung tâm là nơi tập trung của những nơron mà sợi trục đi đến trung
tâm vận động của các cơ hô hấp ở sừng trước tủy sống.
s Ngoài ba trung tâm hô hấp đã nêu còn
có một vùng nhận cảm hóa học nằm rất gần trung tâm hít vào.
s Trung tâm hô hấp có tính tự động.
b.
Hoạt động của trung tâm hóa học
- Nồng độ CO2 và ion H+
trong máu không tác dụng trực tiếp lên vùng nhậy cảm hóa học ở hành não.
- Các nơron ở vùng này đặc biệt rất
nhạy cảm đối với ion H+ nhưng ion này rất khó qua hàng rào máu- não
cũng như hàng rào của máu- dịch não tủy → tác dụng ít hiệu lực hơn carbon
dioxid tuy tác dụng của carbon dioxid chỉ là giản tiếp.
- CO2 có tác dụng mạnh là do
thấm được qua các hàng rào máu- não rất nhanh.
s Ở mô não CO2 gắn với nước
nhờ enzym carbonic anhydrase tạo thành acid carbonic và lại được phân ly thành
ion H+ và ion HCO3-.
s Ion H+ tác động rất mạnh
lên vùng nhạy cảm hóa học gây kích thích thông khí, còn ion H+ trong
máu tuần hoàn lại ít tác dụng vì không qua được các hàng rào nói trên.
- Tăng PCO2 máu ĐM trong
phạm vi thông thường từ 35- 80mmHg có thể làm tăng thông khí phế nang lên tới
10 lần, còn sự giảm pH máu từ 7,5 xuống 7,3 (tăng ion H+) ảnh hưởng
không đáng kể đối với lưu lượng thông khí.
- Nếu có tác dụng dài ngày của PCO2
cao đối với cơ thể
s Tác dụng đó rất mạnh vài giờ đầu, sau
giảm dần, sau 1- 2 ngày chỉ còn khoảng 1/5 hiệu lực lúc đầu.
s Giải thích hiện tượng thích nghi đó
một phần là do thận điều chỉnh lại nồng độ ion H+ trở về bình
thường.
Như vậy tác
dụng của tăng nồng độ CO2 được chia thành 2 giai đoạn trong điều hòa
hô hấp:
- Giai đoạn cấp tính tác dụng rất mạnh.
- Giai đoạn mạn tính tác dụng yếu sau
vài ngày thích nghi.
4.
Trình bày cấu tạo trung tâm hô hấp và hoạt động của trung
tâm điều chỉnh
a.
Cấu tạo trung tâm hô hấp
- Hệ TK điều chỉnh mức thông khí phế
nang hầu như đúng theo nhu cầu của cơ thể do đó phân áp O2 và CO2
ở máu ĐM rất ít biến đổi, kể cả khi vận cơ mạnh và trong các stress hô hấp.
- Qua nghiên cứu thấy:
s Trung tâm hô hấp nằm ở hành não, nằm
trong chất xám phía dưới nhân dây X và phía trong của nhân dây XII.
s Có 2 trung tâm hô hấp nằm ở 2 bên
hành não, bình thường chúng có liên hệ ngang với nhau để chỉ huy hô hấp.
s Mỗi trung tâm hô hấp lại gồm 3 phần
nhỏ:
o
Trung
tâm hít vào (nhóm nơron hô hấp lưng) nằm ở phần lưng của hành não,chủ yếu gây
hít vào, có vai trò cơ bản nhất điều hòa nhịp hô hấp.
o
Trung
tâm thở ra (nhóm nơron hô hấp bụng) nằm ở phần bụng bên của hành não, gây hít
vào hoặc thở ra tùy nơron.
o
Trung
tâm điều chỉnh thở nằm ở phần lưng và trên của cầu não, có tác dụng điều chỉnh
cả tần số thở lẫn kiểu thở.
Mỗi trung tâm là nơi tập trung của những nơron mà sợi trục đi đến trung
tâm vận động của các cơ hô hấp ở sừng trước tủy sống.
s Ngoài ba trung tâm hô hấp đã nêu còn
có một vùng nhận cảm hóa học nằm rất gần trung tâm hít vào.
s Trung tâm hô hấp có tính tự động.
b.
Hoạt động của trung tâm điều chỉnh
- Trung tâm điều chỉnh thở nằm ở nhân
parabrachialis tại phần lưng và trên của cầu não, liên tục gửi xung động đến
vùng hít vào.
- Xung động từ trung tâm điều chỉnh thở
này làm ngừng xung động gây hít vào của nhóm nơron lưng.
- Xung động điều chỉnh mà mạnh thì chỉ
hít vào ngắn nửa giây đã thở ra ngay, xung động điều chỉnh yếu thì động tác hít
vào kéo dài tới 5s hoặc hơn, ngực căng đầy không khí mới chuyển sang thở ra.
- Nếu thời gian hít vào dài thì nhịp
thở chậm, nếu xung động điều chỉnh thở mạnh thì thời gian hít vào ngắn, nhịp
thở nhanh, tần số cao.
5.
Vai trò của O2 và H+ trong điều hòa
hô hấp
- Ở người bình thường lúc nghỉ ngơi,
nhịp thở trong một phút là 14- 18 lần, thay đổi theo giới, tuổi và theo mức độ
chuyển hóa của cơ thể.
- Trung tâm hít vào phát xung động thì
trung tâm thở ra bị ức chế. Trung tâm điều chỉnh thở liên tục phát xung động ức
chế có chu kỳ trung tâm hít vào.
- Hoạt động của các trung tâm hô hấp
tăng hoặc giảm để đáp ứng với nhu cầu oxy của cơ thể là do ảnh hưởng của nhiều
yếu tố tác động lên trung tâm hô hấp.
- Có 2 cơ chế điều hòa hô hấp là cơ chế
TK và cơ chế thể dịch. Các cơ chế này đều thông qua trung tâm hô hấp để điều
hòa nhịp thở cơ bản.
a. Vai trò của ion H+
-
Tác dụng TKTW
s
Các nơron của vùng nhạy cảm hóa học
rất nhạy cảm với ion H+ nhưng ion này rất khó qua hàng rào máu- não
cũng như hàng rào của máu- dịch não tủy, cho nên tác dụng kích thích trực tiếp
ít hiệu lực.
s Nồng độ ion H+ trong máu có tác dụng kích
thích các nơron của vùng nhạy cảm hóa học yếu hơn CO2 tuy rằng CO2
trong máu chỉ tác dụng gián tiếp lên vùng này.
o CO2
có tác dụng mạnh là do thấm được qua hàng rào máu- não rất nhanh.
o Ở
mô não, CO2 gắn với nước nhờ
enzym carbonic anhydrase tạo H2CO3 và lại được phân ly
thành ion H+ và HCO3-. Ion H+ tác động rất
mạnh lên vùng nhạy cảm hóa học gây kích thích thông khí, còn ion H+
trong máu tuần hoàn lại ít tác dụng vì không qua được các hàng rào nói trên.
-
Tác dụng ngoại biên: H+ còn
tác động tới các rec nhận cảm hóa học ở quai ĐMC và xoang ĐM cảnh gây phản xạ tăng
hô hấp làm tăng nhịp thở.
b. Vai trò của O2
-
Khi làm giảm phân áp oxy trong không khí thở,
phân áp oxy trong phế nang cũng giảm theo, nhưng khi phân áp oxy trong khí thở
còn cao ở mức xấp xỉ 100mmHg, tương đương với nồng độ oxy 14% hoặc áp suất
không khí ở độ cao 2000m thì độ bão hòa oxy của máu chỉ giảm ít (từ 95% xuống
90%) và sự thiếu oxy lúc này ít có tác dụng làm tăng thông khí.
-
Khi nồng độ oxy xuống thấp dưới mức
60mmHg mới có tác dụng làm tăng thông khí, lúc đầu làm tăng độ sâu của thở, sau
làm tăng cả số lần thở.
-
Phân áp O2
thấp tác động vào các cảm thụ hóa học của ĐM cảnh và quai ĐMC làm trung tâm hô
hấp tăng tính mẫn cảm với CO2 do vậy có tác dụng trong điều hòa hô
hấp.
6.
Vai trò của CO2 trong điều hòa hô hấp
- Ở người bình thường lúc nghỉ ngơi, nhịp
thở trong một phút là 14- 18 lần, thay đổi theo giới, tuổi và theo mức độ
chuyển hóa của cơ thể.
- Trung tâm hít vào phát xung động thì
trung tâm thở ra bị ức chế. Trung tâm điều chỉnh thở liên tục phát xung động ức
chế có chu kỳ trung tâm hít vào.
- Hoạt động của các trung tâm hô hấp
tăng hoặc giảm để đáp ứng với nhu cầu oxy của cơ thể là do ảnh hưởng của nhiều
yếu tố tác động lên trung tâm hô hấp.
- Có 2 cơ chế điều hòa hô hấp là cơ chế
TK và cơ chế thể dịch. Các cơ chế này đều thông qua trung tâm hô hấp để điều
hòa nhịp thở cơ bản.
- Vai trò của CO2 trong điều
hòa hô hấp
s CO2 với nồng độ bình
thường trong cơ thể có tác dụng kích thích duy trì hô hấp. Nồng độ CO2
thấp quá sẽ gây ngừng thở, vì vậy cấp cứu người ngất bằng hỗn hợp 95% O2
và 5% CO2 (carbogen) có tác dụng tốt hơn thở O2 nguyên
chất.
s Ở trẻ sơ sinh do tuần hoàn nhau thai
bị cắt, cơ thể không thải được CO2, đồng thời do trẻ cử động, CO2
trong máu đứa trẻ tăng kích thích trung tâm hít vào gây nên động tác hô hấp đầu
tiên của đứa trẻ.
s Trong cơ thể, CO2 chủ yếu
tác động vào vùng nhận cảm hóa học ở trung tâm hô hấp theo cơ chế:
o
Tác
động của CO2 vào vùng nhận cảm hóa học ở trung tâm hô hấp là tác
động gián tiếp.
o
CO2
thấm qua hàng rào máu- não rất nhanh. Ở mô não CO2 gắn với nước nhờ
enzym carbonic anhydrase tạo H2CO3 và lại được phân ly
thành ion H+ và HCO3-. Ion H+ tác động rất
mạnh lên vùng nhận cảm hóa học gây kích thích thông khí, còn ion H+
trong máu tuần hoàn lại ít tác dụng vì không qua được hàng rào máu- não cũng
như hàng rào máu- dịch não tủy.
o
Nếu
có tác dụng dài ngày của phân áp carbon dioxid cao đối với cơ thể, tác dụng đó
rất mạnh vài giờ đầu, sau giảm dần, sau 1- 2 ngày chỉ còn khoảng 1/5 hiệu lực
lúc đầu. Hiện tượng thích nghi đó là do:
¸ Thận điều chỉnh lại nồng độ ion H+
trở về bình thường.
¸ Ion HCO3- từ từ khuếch tán
qua các hàng rào máu- não và hàng rào máu- dịch não tủy và gắn với ion H+
làm cho nồng độ ion H+ quanh các nơron của trung tâm hô hấp giảm
dần.
s Trong cơ thể, CO2 cũng tác
động vào các rec nhận cảm hóa học ở xoang ĐM cảnh và quai ĐMC mà gây nên phản
xạ tăng hô hấp. Tác động vào các rec nhận cảm hóa học của CO2 yếu
hơn 7 lần nhưng nhanh gấp 5 lần so với kích thích lên trung tâm hô hấp.
7.
Vai trò của dây X, receptor ngoại biên và các trung tâm
thần kinh khác trong điều hòa hô hấp
- Ở người bình thường lúc nghỉ ngơi,
nhịp thở trong một phút là 14- 18 lần, thay đổi theo giới, tuổi và theo mức độ
chuyển hóa của cơ thể.
- Trung tâm hít vào phát xung động thì
trung tâm thở ra bị ức chế. Trung tâm điều chỉnh thở liên tục phát xung động ức
chế có chu kỳ trung tâm hít vào.
- Hoạt động của các trung tâm hô hấp
tăng hoặc giảm để đáp ứng với nhu cầu oxy của cơ thể là do ảnh hưởng của nhiều
yếu tố tác động lên trung tâm hô hấp.
- Có 2 cơ chế điều hòa hô hấp là cơ chế
TK và cơ chế thể dịch. Các cơ chế này đều thông qua trung tâm hô hấp để điều
hòa nhịp thở cơ bản.
a.
Vai trò của dây X
- Ghi điện thế hoạt động trên sợi cảm
giác của dây X thì thấy khi hít vào tần số xung động tăng. Giải thích:
s Khi hít vào các phế nang và tiểu phế
quản giãn ra, kích thích các đầu cảm thụ của dây X nằm trong phổi, gây ức chế
trung tâm hít vào.
s Càng hít vào nhiều ức chế càng tăng,
cho tới khi trung tâm hít vào bị ức chế hoàn toàn, các cơ hít vào giãn ra, phổi
xẹp lại, không kích thích các đầu dây X nữa, trung tâm hít vào được giải phóng
lại hoạt động.
-
Thí nghiệm của Hering- Breuer:
s
Bơm không khí vào làm căng phổi của
một con mèo thấy có những biểu hiện thở ra như cơ hoành dâng cao, co cơ thành
bụng.
s
Khi hút không khí ra làm phổi xẹp lại
thấy biểu hiện của hít vào như cơ hoành co và hạ thấp.
s
Khi cắt đứt cả 2 dây X, hô hấp sẽ
chậm lại cho tới một tần số thấp.
Thí nghiệm chứng minh rằng dây X có
tác dụng trung gian quan trọng trong cơ thể tự duy trì hoạt động nhịp nhàng của
trung tâm hô hấp tức là duy trì sự kế tục giữa 2 thì hít vào và thở ra (phản xạ
Hering- Breuer: “hít vào gọi thở ra, thở ra gọi hít vào”)
-
Nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ khi
thở sâu với mức thể tích lưu thông lên tới 1,5l mới gây phản xạ Hering- Breuer
→ đây là một phản xạ bảo vệ phổi khỏi bị quá căng phồng, ít có vai trò trong
điều hòa nhịp thở bình thường.
b. Vai trò của các rec nhận cảm về áp
suất và hóa học
-
Những rec nhận
cảm áp suất và hóa học trong cơ thể cũng có tác dụng điều hòa hô hấp.
-
HA tăng ở quai ĐMC và xoang ĐM cảnh
tác động vào các rec nhận cảm áp suất ở đây làm giảm hô hấp và ngược lại.
-
Tác động vào các rec nhận cảm hóa học
ở quai ĐMC và xoang ĐM cảnh có:
s
Phân áp oxy thấp tác động vào các rec
này làm trung tâm hô hấp tăng mẫn cảm với CO2 do vậy có tác dụng
trong điều hòa hô hấp.
s
CO2 cũng tác động vào các
rec này gây nên phản xạ tăng hô hấp.
s
Ion H+ tác động lên các
rec này gây phản xạ tăng hô hấp làm tăng nhịp thở.
c. Vai trò của các trung tâm thần kinh
khác
-
Vai trò của TK cảm giác nông:
s
Kích thích những dây TK cảm giác
nông, nhất là dây V, sẽ có tác dụng làm thay đổi hô hấp.
o Kích
thích nhẹ làm thở sâu
o Kích
thích mạnh làm ngừng thở
s Cử động khớp dù là tích cực hay thụ động đều làm tăng
hô hấp do kích thích các dây TK cảm giác xuất phát từ cơ, gân, khớp và có ý
nghĩa tăng thông khí khi vận cơ.
-
Trung tâm nuốt: khi trung tâm nuốt
hưng phấn sẽ ức chế hô hấp, do đó khi đang nuốt ta nín thở. Phản xạ này làm cho
thức ăn khi nuốt không đi vào đường dẫn khí được.
- Vỏ não:
s Có vai trò quan trọng trong các hoạt
động tự động của các trung tâm hô hấp.
s Khi thay đổi cảm xúc cũng làm thay
đổi nhịp hô hấp.
s Vỏ não và một số trung tâm cấp cao
khác còn điều khiển hô hấp tùy ý qua đường TK vỏ não- tủy để chi phối hoạt động
các cơ hô hấp. Tuy nhiên tác dụng này chỉ xuất hiện và duy trì trong một chừng
mực nhất định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét